| Hotline: 0983.970.780

Bài 2: Đơn thuốc nhà nghèo!

Thứ Sáu 05/09/2008 , 10:30 (GMT+7)

Để có nền SXNN tiên tiến, nhất định phải xây dựng một hệ thống thuỷ lợi hiện đại.

Để có nền SXNN tiên tiến, nhất định phải xây dựng một hệ thống thuỷ lợi hiện đại. Tuy nhiên, việc nâng cấp, hiện đại hoá như thế nào lại là vấn đề cần bàn thảo… 

>>''Phục sâm'' cho các công trình thuỷ lợi

Bức tranh chung của hệ thống thuỷ lợi 11 tỉnh ĐBSH được khắc hoạ với 3 chi tiết nổi bật: 1.Trang thiết bị lạc hậu, cũ nát. 2.Hệ thống cống, kênh, hồ đập bị bồi lắng. 3. Việc đô thị hoá, mở mang các KCN đang tạo áp lực lớn cho các công trình thuỷ lợi như hệ số tiêu tăng lên, các ngành dùng nước nhiều hơn, nước thải của đô thị, KCN đổ vào hệ thống thuỷ lợi gây ô nhiễm nặng.

Thực tế cho thấy, trong khi nhu cầu cấp nước, tiêu nước ngày một gia tăng thì năng lực cung ứng của hệ thống thuỷ nông lại giảm dần. Nếu xét riêng trong lĩnh vực SXNN thì quy hoạch hệ thống thuỷ lợi trước đây so với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng hiện nay cũng đã lỗi thời. Như hệ thống Bắc Hưng Hải quy hoạch chỉ có cống Xuân Quan với Q=75m3/s, hệ số tưới 0,751s/ha cấp nguồn so với giai đoạn quy hoạch 1973 còn phù hợp nhưng nay thời vụ tưới khẩn trương hơn từ 30 ngày rút ngắn còn 15 ngày, hệ số tưới đã lên tới 1,531/s/ha.

 

Bên cạnh đó, hiện nay thuỷ lợi không đơn thuần chỉ phục vụ SXNN mà phải gánh vác nhiệm vụ cung ứng nước chung cho các ngành kinh tế quốc dân. Theo lý thuyết, một hệ thống thuỷ lợi hiện đại cần phải đảm bảo các tiêu chí kĩ thuật như: phải được kiên cố hoá, bền vững với thời gian dưới tác động của con người, phải có hệ thống giám sát định hướng các thông số kĩ thuật vận hành, phải tiện lợi cho người sử dụng, có tính kĩ thuật cao về mặt kiến trúc và tác động tốt tới môi trường sinh thái xung quanh.

Tại các nước phát triển như Nga, Pháp, Hà Lan, Mỹ…các công trình thuỷ lợi được xây dựng hài hoà với môi trường thiên nhiên tạo cảnh quan đẹp phục vụ du lịch sinh thái. Ở Đài Loan, toàn bộ hệ thống thuỷ lợi được tự động hoá đến từng cửa cống, lắp đặt camera quản lý kết nối thẳng với vệ tinh. Từng mét khối nước cung cấp đến các thửa ruộng đều có thể tính toán, đo đếm. Tuy nhiên, từ những người đang trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống thuỷ lợi cho đến những nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học đều hiểu rằng với năng lực tài chính của nước ta thì việc xây dựng một hệ thống thuỷ lợi hiện đại ngang tầm với thế giới là…không tưởng.

Trên thực tế, đối với những người quản lý, vận hành hệ thống thuỷ lợi ở địa phương việc cải tạo bằng cách thay thế các thiết bị máy bơm trục ngang đã lỗi thời bằng máy bơm trục đứng là mong muốn từ nhiều năm còn chưa được thực hiện thì còn mơ ước gì đến một hệ thống quản lý tự động? Chính vì vậy mà khi được hỏi ý kiến về tiêu chí “hiện đại hoá” hệ thống thuỷ lợi, các nhà quản lý cơ sở cũng chỉ đề xuất rụt rè theo hướng cải tạo khó khăn trước mắt như: nạo vét, tu bổ hệ thống kênh, mương, tu bổ trạm bơm, thay thế máy hỏng hay kiên cố hoá một phần hệ thống kênh mương quan trọng…

Nhìn dưới góc độ nhà quản lý, hoạch định chính sách lâu năm, TS Trần Đình Ninh – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi cũng chia sẻ nhiều băn khoăn về vấn đề tài chính. Theo ông, nâng cấp, hiện đại hoá hiện đại hoá công trình thuỷ lợi sẽ phải sử dụng một khoản tiền khổng lồ. Vậy hiện đại hoá ở mức nào, đến đâu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hàng năm của Chính phủ dành cho thuỷ lợi. Trên cơ sở đó mới có thể xây dựng được lộ trình cụ thể. Còn quan điểm của các nhà khoa học thuỷ lợi lại nhấn mạnh việc nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi gắn liền với quy hoạch tổng thể.

Theo GS. TS Nguyễn Ty Niên – nguyên Cục trưởng Cục QLĐĐ- PCLB thì: “Chúng ta đang thiếu các tổng kết khoa học và chưa chỉ ra được những yêu cầu của sự phát triển. Hiện đại hoá phải đặt trong quy hoạch tổng thể của nhu cầu sử dụng. Phải xác định mục tiêu phát triển KTXH của ĐBSH rồi xác định mục tiêu thuỷ lợi, rồi hiện đại hoá hệ thống căn cứ vào đặc thù riêng của từng tỉnh”. Tình trạng các ngành xây dựng, công nghiệp, giao thông phát triển không gắn liền quy hoạch thuỷ lợi chia cắt hệ thống tiêu nước, tạo vùng úng cục bộ là minh chứng điển hình cho sự thiếu đồng bộ. Lãng phí cũng sinh ra từ việc ngành thuỷ lợi xây dựng thêm trạm bơm, kênh mương để chạy theo tiêu úng cho những vùng công nghiệp, đô thị mới mọc lên.

Rõ ràng việc xây dựng quy hoạch tổng thể của vùng là giải pháp khoa học hữu hiệu nhất để phát triển KTXH nhưng cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng. Tất cả đang tạo nên một mâu thuẫn giữa giải quyết bức xúc trước mắt và yếu tố bền vững lâu dài. Nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi là nhằm tiết kiệm, giảm lãng phí nhưng nếu đầu tư không đúng tầm, thiếu quy hoạch thì công trình lại nhanh chóng lạc hậu, không thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn, chắp vá. Vậy đơn thuốc nào dành cho nhà nghèo?

Ngân sách hàng năm Chính phủ dành cho thuỷ lợi phí cả nước từ 2.500-3.000 tỉ đồng. Trong đó, chỉ có 10% dành chi cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chìm tàu kéo sà lan, 3 người chết, 2 người mất tích

Quảng Ngãi Tàu kéo theo sà lan bất ngờ bị chìm trên vùng biển gần đảo Lý Sơn. Lực lượng chức năng đã vớt được 3 thi thể, 2 thuyền viên còn lại đang mất tích.