| Hotline: 0983.970.780

Bài 3: Sống trên rác, "dập dìu" bên rác!

Thứ Sáu 29/08/2008 , 09:23 (GMT+7)

Chuyện rác thải, ô nhiễm nguồn nước ngầm thì hầu như địa phương nào cũng có. Thế nhưng cách xử lý của tỉnh Đồng Nai với bãi rác Trảng Dài lại khiến ô nhiễm không những không giảm mà còn nhân đôi...

Người dân bức xúc vì nhà máy rác

Chuyện rác thải, ô nhiễm nguồn nước ngầm thì hầu như địa phương nào cũng có. Thế nhưng cách xử lý của tỉnh Đồng Nai với bãi rác Trảng Dài lại khiến ô nhiễm không những không giảm mà còn nhân đôi... 

Cùng lúc gánh hai lần ô nhiễm

Chúng tôi ghé vào một quán nước ở tổ 10, khu phố 3, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai), bất chợt ông Trần Văn Ràng- một cư dân ở đây hỏi: “Mấy ông có thấy mùi nồng nặc bốc ra từ bãi rác Trảng Dài không?”. Đúng là có cái mùi khó chịu thật! Mùi hôi của rác đặc quánh, theo gió cứ phủ quanh quán nước. Ông Ràng tiếp lời: “Dân kêu bao nhiêu năm, người ta cho đặt một nhà máy xử lý rác thải nhưng chủ nhân của nó không xử lý đến nơi đến chốn nên dân vẫn gánh chịu cảnh này”.

Bãi rác ở phường Trảng Dài vốn tồn tại hàng chục năm, tiếp nhận một lượng lớn rác của TP Biên Hòa. Dân kêu, chính quyền ra tay xử lý. Nhưng một nghịch lý đã xảy ra khi tỉnh Đồng Nai chấp nhận cho tồn tại một nhà máy xử lý rác thải của Cty TNHH Vũ Nhật Hồng với quy mô diện tích 5ha chuyên xử lý rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh, công suất 400 tấn/ngày…đặt gần bãi rác cũ.

Tin bài liên quan

. ''Công nghệ'' lột tẩy tôm, cua, ghẹ... siêu bẩn
. Bài 2: Khốn đốn vùng nghêu
Thế là lẽ ra dân chỉ phải gánh một thứ ô nhiễm thì giờ gánh gấp đôi. Mỗi ngày, nhà máy tiếp nhận và xử lý khoảng 350 tấn rác thô từ bãi rác chuyển qua. Việc nhà máy xử lý rác đến đâu chưa biết, chỉ biết là bên cạnh bãi rác cũ thì TP Biên Hòa vô tình tạo thêm một điểm ô nhiễm mới!

Chị Phạm Thị Soạn (tổ 10, khu phố 3, phường Trảng Dài) có ngôi nhà sát vách nhà máy xử lý rác khoát tay nói: "Nước bẩn tích tụ từ nguồn rác chảy xuống hố này đen ngòm, bốc mùi hôi đến hàng mấy trăm mét còn ngửi thấy thì làm sao chúng tôi ở ngay đây ăn ngủ được?”. Theo chị Soạn, nếu những người có trách nhiệm nhìn toàn cảnh cách “bài trí” của nhà máy xử lý rác của Cty TNHH Vũ Nhật Hồng thì sẽ thấu hiểu người dân đang “điên đầu” với ô nhiễm ra sao. “Sáng ra bơm nước giếng khoan thấy nước sủi bọt nên gia đình không dám dùng nữa!”- chị Soạn nói. Nhất là ngày mưa, nước rỉ rác từ khu vực chứa nước thải của nhà máy thấm qua tường rào tràn sang đất của một số hộ dân. Có hộ bị nước ngập đến nhà bếp, giếng nước…Nhà máy cho xe đến hút nước bẩn ở hầm rỉ đi thì đợt nước khác lại rỉ ra!

Hình ảnh bao quát nhà máy xử lý rác

Chờ đến 2010 sẽ bớt... một nửa ô nhiễm?

Đi xa hơn, trong vòng bán kính 500m cách bãi rác vẫn ngửi thấy mùi thối. Một số người dân còn cho hay, có bữa cơm dọn ra nhưng không ăn được vì...ruồi. Rác đã biến thành ác mộng, có đêm đang ngủ phải choàng dậy vì mùi của rác uy hiếp! Trước bức xúc của dân, thanh tra Sở TN- MT Đồng Nai đã vào cuộc điều tra và bước đầu kết luận, Cty TNHH Vũ Nhựt Hồng đã không thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy chế biến phân vi sinh đã được phê duyệt nên mới ra cơ sự này!

Theo thanh tra, toàn bộ nước thải rỉ rác phát sinh tại nhà máy phải được dẫn về hệ thống xử lý nước thải của bãi rác Trảng Dài thuộc Cty Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa để xử lý nhưng việc này Cty Vũ Nhựt Hồng vẫn chưa thực hiện. Thay vào đó, toàn bộ nước thải từ bãi tập kết rác tươi, nước rác tươi rò rỉ từ hệ thống băng chuyền và nước từ bãi ủ phân bán thành phẩm chảy tự nhiên vào hầm lắng bằng xi măng đã xuống cấp nên chảy tràn vào hố đất lớn cuối khuôn viên nhà máy, gần với khu dân cư cho tự thấm và bốc hơi tự nhiên. Nước thải và nguồn thải chưa được xử lý, để tồn đọng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường cho hàng ngàn người dân sống quanh khu vực.

Cuối cùng, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu trong thời gian tới, Cty Vũ Nhật Hồng phải thu gom, phân loại xử lý rác đầu nguồn…chứ không hề đưa ra một biện pháp căn cơ hơn để giúp người dân thoát khỏi vòng vây của rác. Theo phê duyệt, năm 2010 bãi rác Trảng Dài đóng cửa, còn nhà máy phân vi sinh giữa khu dân cư thì vẫn yên vị. Tức là còn 2 năm nữa, người dân sẽ cởi bỏ được một nửa sự ô nhiễm.

Bình Dương: Người dân cũng đối mặt với ô nhiễm

Khảo sát của cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương mới đây cho thấy tại nhiều khu vực nguồn nước ngầm đã bị hạ thấp do khai thác quá mức. Trong vòng ba năm qua, mực nước ngầm ở các địa tầng đã tụt hạ từ 1 - 1,5m tại các huyện Thuận An, Dĩ An. Còn ở KCN Sóng Thần (huyện Dĩ An) do quá nhiều doanh nghiệp tự khoan giếng ngầm để khai thác nước nên mực nước tụt giảm mỗi năm khoảng 2m. Theo Cty Cấp thoát nước- tài nguyên - môi trường tỉnh Bình Dương, nước mạch bị ô nhiễm là do quá trình đào lấp giếng không đúng qui trình kỹ thuật nên nước bẩn chảy xuống, thâm nhập vào tầng nước ngầm.

Nguyên nhân khác dẫn đến việc nguồn nước bị ô nhiễm còn do nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đổ ra môi trường, rác thải lẫn lộn trong các nguồn nước, nông dân bón phân cho lúa và hoa màu chưa phân huỷ hết gặp trời mưa chảy xuống kênh rạch, sông suối. Tại một số khu vực dân cư trên địa bàn xã Thuận Giao, xã Hưng Định (huyện Thuận An), Bình Nhâm (thị trấn Lái Thiêu)…nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Nhiều vườn cây trái của người dân bị chết trụi, thả cá xuống ao cá cũng chết, dịch bệnh dễ phát sinh.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.