| Hotline: 0983.970.780

Giải phóng cho những đôi tay, tấm lưng của nông dân Thủ đô

Bài II. Những khó khăn cần phải được giải quyết

Thứ Năm 26/11/2020 , 18:32 (GMT+7)

Những tưởng với những điều kiện thuận lợi ấy, huyện Thạch Thất có thể áp dụng cấy máy, mạ khay vào dễ dàng nhưng thực tế vẫn còn hàng loạt khó khăn.

Thứ nhất là cấy máy thay cấy tay, làm thay đổi thói quen, tập quán rất bền chặt của người nông dân, cần có một thời gian triển khai và tuyên truyền nhất định thì họ mới tin tưởng vào chương trình. Khi cấy máy đạt 90% số rảnh đã là chuẩn, không cần phải cấy dặm lại vì lúa sẽ tự đẻ nhánh để bù vào nhưng một số nông dân vẫn làm động tác thừa này vì tâm lý thích cấy dày cho chắc ăn nên cảm thấy vất vả. Thứ hai là các xã trong huyện do chưa quy hoạch được từng vùng, mỗi vùng cấy 1 giống nên công suất cấy của máy chưa được phát huy hết, không thực hiện cuốn chiếu. Thứ ba là ruộng đồng không bằng phẳng nên gặp khó trong khâu điều tiết nước. Nếu để nơi khô, nơi úng sẽ rất dễ bị ốc bươu vàng phá hoại vì cây mạ khay rất ngắn và non. Đồng mấp mô cũng gặp bất lợi cho việc thoát nước của từng thửa lúc mới cấy. 

Mặc dù hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa ở khâu cấy là khá cao nhưng diện tích lúa được cấy bằng máy lại thực tế phát triển rất chậm. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc này trong đó khâu sản xuất mạ khay được cho là một nguyên nhân chính.

Chuyên gia Nhật Bản (phải) về Thạch Thất kiểm tra mạ khay. Ảnh: NNVN.

Chuyên gia Nhật Bản (phải) về Thạch Thất kiểm tra mạ khay. Ảnh: NNVN.

Xác định được điều đó cũng ở vụ mùa năm 2020, Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất ký hợp đồng với hộ ông Nguyễn Xuân Thành ở xã Phú Kim để thực hiện mô hình sản xuất mạ khay phục vụ mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy. Ông được hỗ trợ 50% giống, 50% giá thể, 50% khay nhựa và gieo 13.500 khay mạ để cấy đủ 50 ha lúa. Trong quá trình triển khai Trạm Khuyến nông huyện thường xuyên cử cán bộ xuống theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Do đó mô hình đạt hiệu quả kép. Về kinh tế, gieo mạ khay, cấy máy giảm chi phí cho người sản xuất so với gieo mạ dược, cấy tay 5.500.000 đ/ha. Mặt khác, cấy bằng máy ruộng thông thoáng, cây lúa tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời giúp cho sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khỏe, ít sâu bệnh hại đỡ phải phun thuốc, đỡ phải bón phân mà năng suất vẫn tăng khoảng 10-15% so với cấy tay. Về xã hội, mô hình làm thay đổi nhận thức của nông dân, phát huy vai trò dịch vụ, thúc đẩy việc hình thành các tổ dịch vụ cho người sản xuất, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa, nâng cao đời sống cho người nông dân.

Thao diễn máy cấy. Ảnh: NNVN.

Thao diễn máy cấy. Ảnh: NNVN.

Tuy nhiên qua mô hình cũng thấy rõ rằng tại sao người ta không mặn mà đầu tư làm mạ khay bởi sản xuất mang tính thời vụ, thời gian gieo cấy  rất ngắn, không kịp quay vòng, kinh phí đầu tư ban đầu lớn, lâu thu hồi được vốn. Mặt khác không như máy làm đất, máy gặt đập, mua máy về người chủ chỉ việc đánh đi các vùng để làm dịch vụ theo kiểu “sáng gieo, chiều gặt” cầm chắc tiền mặt trong tay, máy cấy đi kèm theo nó là xưởng làm mạ khay chiếm diện tích lớn với rất nhiều kỹ thuật phức tạp như chọn giống, ngâm ủ, rải mạ, chuyên chở… Bởi thế mà máy mua về có thể cấy được công suất lớn nhưng khâu làm mạ lại không chạy theo kịp. Thêm vào đó là mạ cấy xong còn phải bảo hành, gặp điều kiện bất thuận về thời tiết cũng rất dễ chết.

Từ thực tế ở Thạch Thất nói riêng và Hà Nội nói chung, những bài học kinh nghiệm được rút ra khi cơ giới hóa khâu mạ khay, máy cấy là: Phải tuyên truyền nhiều hơn nữa về hiệu quả để người dân biết đến và đồng loạt áp dụng. Phải quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, hệ thống kênh mương thủy lợi đáp ứng được diện tích lớn, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu làm đất đến gieo cấy…

Thời gian tới để mở rộng diện tích lúa áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy, thành phố cần có cơ chế chính sách hỗ trợ mỗi huyện, thị xã thành lập từ 1 - 2 trung tâm sản xuất mạ khay đồng bộ ở tất cả các khâu, từ đó làm đầu tàu để “kéo” nông dân trong vùng đến tham quan, học tập.

Sở Nông nghiệp &PTNT tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu cho người sử dụng máy móc, thiết bị, kỹ thuật sử dụng, sửa chữa máy cấy, dây chuyền gieo mạ…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm