Thứ tư, 27/03/2024 | 14:15 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 09:21, 29/09/2019

Bài phát biểu khai mạc đại hội thành lập VIDA đúng 'chất' Trương Gia Bình

Trưởng Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam có lời phát biểu khai mạc tạo ấn tượng mạnh.
Ông Trương Gia Bình phát biểu khai mạc Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh. 

Đứng trước hàng trăm hội viên mặc áo xanh in dòng chữ VIDA - (tên viết tắt của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam) vào sáng 29/9, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Công ty Cổ phần FPT, Trưởng Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam có lời phát biểu khai mạc không thể ngắn hơn: “Nông nghiệp số Việt Nam quyết tâm! Nông dân sung túc! Doanh nghiệp trường tồn! Đất nước phồn vinh”. 

Sau mỗi câu nói, các thành viên giơ cánh tay phải lặp lại 3 lần những từ cuối “quyết tâm”, “sung túc”, “trường tồn” và “phồn vinh”. Qua đó, tạo ra một khí thế rất sôi động tại Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam nhiệm kỳ I (2019 - 2024).

Bất ngờ trước lời phát biểu ngắn gọn của ông Trương Gia Bình, MC chương trình buông câu hài hước: “Có lẽ tôi nên ra về”.

Trước đó, chia sẻ với Báo NNVN bên lề Đại hội, Chủ tịch FPT cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của VIDA là phấn đấu làm sao nông dân và doanh nghiệp của Việt Nam có thể giàu vì nông nghiệp. Đó nhất định phải là nền nông nghiệp số”.

Ông Bình cho rằng không có một ngành nghề nào có tiềm năng lớn như ngành nông nghiệp. Muốn làm nông nghiệp thì doanh nghiệp phải là hạt nhân, là nhà tổ chức. VIDA ra đời để đáp ứng tất cả những nhu cầu đó.

Nhận diện về ngành nông nghiệp số trong thời đại 4.0, ông Trương Gia Bình khái quát: “Đó là ngành tinh vi nhất trong tất cả các ngành. Bởi nông nghiệp động đến bí mật quan trọng nhất của cuộc sống, đó là công nghệ sinh học, công nghệ gen, và đó chính là số”.

Trưởng Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam Trương Gia Bình. Ảnh: Tùng Đinh. 

Trưởng ban vận động thành lập VIDA lấy ví dụ, trước nay nông dân Việt Nam thường đi bắt sâu, lúc chúng ta nhìn thấy thì bắt được, nhưng không bao giờ nhìn thấy hết. 

Để chọn cách an toàn, bà con phải phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm cho nông sản của chúng ta bẩn hơn, giá thấp.Vậy thay đổi nó như thế nào? 

Ông Bình tự hỏi và trả lời: “Chúng ta phải nghiên cứu khoa học công nghệ, để có thể thả một máy bay không người lái bay trên những thửa ruộng. Các thiết bị chuyên dụng sẽ tự chụp ảnh cánh đồng và trí tuệ nhân tạo tự đọc bức ảnh đó, phát hiện những vị trí có sâu.

Loại sâu đó trị bằng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu, thì máy tính sẽ báo cho người nông dân biết, nên lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể giảm đi hàng trăm lần”.

Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa, nền nông nghiệp kết nối với nông dân thông qua smartphone. Qua đó từng hộ sản xuất có mọi thông tin cần thiết, có thể hỏi và robot sẽ trả lời cho họ tất cả những kiến thức cần biết.“Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp, chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

VIDA sẽ làm hạt nhân để tập hợp tất cả doanh nghiệp hùng mạnh của Việt Nam, phối hợp với nông dân để làm nông nghiệp, đem lại sự sung túc cho nông dân, đem lại sự trường tồn cho nông nghiệp và sự phồn vinh của đất nước. Tại Việt Nam, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam là duy nhất, các bạn thấy rằng có rất nhiều startup khởi nghiệp nông nghiệp số, và FPT sẽ tham gia để hỗ trợ họ”, ông Bình nói.

MINH PHÚC

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm