| Hotline: 0983.970.780

Bãi rác Nam Sơn thông xe, nội thành gấp rút giải phóng các bãi tạm

Thứ Bảy 06/07/2019 , 10:11 (GMT+7)

Ngày 6/7, người dân địa phương đã cho xe vào đổ rác ở bãi Nam Sơn, giải quyết vấn đề ùn ứ rác tại các điểm trung chuyển trong nội thành.

Theo thông tin từ ông Trần Hanh, trưởng bộ phận duy tu hạ tầng đô thị - vệ sinh môi trường, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy, sáng 6/7, bãi rác Nam Sơn đã thông xe. Các đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn quận này đang tập trung xử lý, cố gắng giải phóng hoàn toàn bãi rác tạm ở khu vực phường Yên Hòa trong ngày 6/7.

Rác thải tập kết trên đường Tố Hữu chiều 4/7. Ảnh: Tùng Đinh

Người dân ở xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) dỡ bỏ lều bạt, chướng ngại vật ngăn xe rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn sau gần 1 tuần, bắt đầu từ ngày 1/7.

Sau khi người dân chặn xe, sáng 2/7, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn bắt đầu chi trả tiền đền bù đất nông nghiệp. Giá đền bù đất nông nghiệp cộng với hỗ trợ chuyển đổi việc làm là 630.000 đồng/m2; giá lúa tẻ đền bù 7.000 đồng/m2, lúa nếp 10.000 đồng/m2.

Đến sáng 3/7, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã về đối thoại với người dân để tìm giải pháp. Cuộc họp kéo dài đến 12h trưa nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, người dân địa phương không chấp nhận phá bỏ lều bạt chặn đường.

Việc chặn xe rác của người dân Nam Sơn trong gần 1 tuần dẫn đến tình trạng rác bị ùn ứ ở nội thành. Trên đường Trần Phú, Hà Đông có một lượng rác lớn tập trung trên đường phố chờ được cẩu đi vào mỗi buổi chiều, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Xem thêm
Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.