| Hotline: 0983.970.780

Bài thuốc chữa thận thần diệu

Thứ Ba 21/01/2014 , 10:14 (GMT+7)

Chỉ là những loại cây bụi mọc hoang dại trên triền núi, thế nhưng khi qua tay thầy thuốc Đông y, chúng trở thành bài thuốc Nam chữa bệnh thận vô cùng thần diệu...

Chỉ là những loại cây bụi mọc hoang dại trên triền núi, thế nhưng khi qua tay thầy thuốc Đông y, chúng trở thành bài thuốc Nam chữa bệnh thận vô cùng thần diệu, cứu nhiều người thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Hoàn toàn tuyệt vọng, nghĩ là căn bệnh thận hiểm nghèo sẽ cướp đi đứa con gái bé bỏng (Trần Thị Thanh Tuyền) khi bệnh viện đã trả cháu về nhà trong tình trạng toàn thân sưng phù, không thể đi lại được. Vợ chồng chị Đoàn Thị Dung ở xóm 4, thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ-Bình Định) vô cùng đau đớn, lục tục dọn nhà lo chuyện hậu sự cho con.

Nào ngờ khi dọn kho để lấy ra chiếc giường tre thì thấy 1 quyển sách thuốc Nam, trong đó có bài thuốc chữa bệnh thận do ông Trần Liệu (ông nội của cháu Tuyền) để lại. “Có bệnh thì vái tứ phương”, trong lòng nghĩ vậy nên vợ chồng chị Dung theo hướng dẫn của bài thuốc, lên núi bẻ cả cành lẫn lá 4 loại cây có tên gọi là: Cây quýt gai, cây nổ, cây muối và cây mực về sao, sấy khô rồi sắc cho cháu Tuyền uống.

Điều bất ngờ là chính bài thuốc Nam này đã cứu sống cháu Tuyền. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bị cùng căn bệnh thận ở khắp các địa phương lân cận tìm đến nhà chị Dung xin thuốc, và cũng đều bớt bệnh. Càng về sau, người bệnh khắp nơi trên cả nước tìm đến càng nhiều, vợ chồng chị Dung thuê người lên núi hái cây thuốc về sao, sấy khô, đóng gói rồi bán nhằm kiếm khoản thu để trả tiền công thuê người hái thuốc mỗi ngày.


Chị Dung cho từng thang thuốc vào bịch nylon

“Từ khi tui làm bài thuốc chữa bệnh thận đến nay, phải có đến hàng trăm người, trong đó có nhiều người đang định cư ở nước ngoài uống bài thuốc này mà hết bệnh. Những người ở xa, chỉ cần liên lạc qua điện thoại, tui sẽ gửi thuốc qua bưu điện”, chị Dung cho biết.

Anh Thân (50 tuổi) ở thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn-Bình Định) sau khi chữa “hết thầy” ở Bình Định mà căn bệnh thận không thuyên giảm, anh vào điều trị tại các bệnh viện lớn ở TPHCM (BV Chợ Rẫy và BV Hòa Hảo) nhưng sức khỏe vẫn không tiến triển. Thế nhưng sau khi uống thuốc của chị Dung, anh Thân bớt hẳn bệnh, hiện sức khỏe đã cho phép anh quay lại với nghề thợ hồ.

Anh Thân phấn khởi cho biết: “Hồi đó tui đau lên bờ xuống ruộng, các bệnh viện lớn ở TP HCM kết luận tui bị viêm cầu thận, hội chứng thận hư. Nhờ một đồng nghiệp làm thợ hồ trong lúc đi làm ở huyện Tây Sơn (Bình Định) nghe chuyện một Việt kiều Mỹ cũng bị bệnh thận uống thuốc bà Dung bớt nên về mách với tui.

 Tui liền ra nhà bà Dung mua thuốc uống, sau 1 năm là bớt hẳn, giờ tui đã đi làm thợ hồ lại bình thường. Mới đây, trong khi làm ở Bình Phước, tui giới thiệu một người bệnh dùng thuốc của bà Dung giờ anh này cũng đã bớt bệnh”.

Bà Nguyễn Thị Hoa (64 tuổi) ở số nhà 1206/14 đường Lạc Long Quân, phường 8, quận Tân Bình (TPHCM), kể: “Anh trai tôi đang định cư ở Úc, bị bệnh thận nặng mà không hay. Trong một chuyến về thăm quê, anh tôi bị sưng chân, sưng đùi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ kết luận là thận có nước. Nghe thông tin trên báo chí giới thiệu bài thuốc của chị Dung, tôi gọi điện mua 30 thang liền. Uống hết thuốc, qua lại Úc, anh tôi đi siêu âm, xét nghiệm thì mới biết căn bệnh của mình đã “biến” mất rồi, giờ anh ấy khỏe mạnh hoàn toàn”.

Từ năm 1997, anh Hoàng Văn Luyến (50 tuổi) ở thôn 1, xã Ea Riêng, huyện Ma Đề Răk (ĐăkLăk) đã bị căn bệnh viêm cầu thận hành hạ. Sự đau đớn đã khiến anh phải bỏ nghề thợ hồ. Không những đã không làm ra tiền, anh còn tiêu tốn tiền của vợ đi chữa bệnh ở BV Bạch Mai (Hà Nội) và BV Chợ Rẫy (TP HCM), nhưng vẫn không bớt bệnh. Nhưng khi dùng bài thuốc Nam thần dịu của chị Dung, anh Luyến khỏi hẳn bệnh và đi làm thợ hồ trở lại.

“Mỗi bệnh viện tôi nằm điều trị 2-3 tháng nhưng bệnh vẫn không bớt. Cuối cùng, vào năm 2009, sau khi đọc báo thấy giới thiệu bài thuốc của chị Dung, tôi mua uống cầu may. Sau 6 tháng, bệnh tôi bớt hẳn và đi làm bình thường. Tui đang đứng trên giàn giáo nói chuyện điện thoại với anh đây”, anh Luyến vui vẻ nói.

“Cách đây 3 năm, để có địa chỉ cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân liên lạc mua thuốc, vợ chồng chị Dung đã thành lập Công ty TNHH Dược liệu Hưng Dung, chuyên cung ứng dược liệu, đóng tại thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ-Bình Định). Số điện thoại liên lạc của chị Dung là 0976467461.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm