| Hotline: 0983.970.780

Bài toán hiệu quả trên CĐML

Thứ Sáu 18/10/2013 , 13:59 (GMT+7)

Tùy theo mỗi địa phương có cách thức hỗ trợ khác nhau trong việc tổ chức tập huấn, hỗ trợ một phần chi phí giống trong CĐML. Các DN cung cấp vật tư đầu vào như phân bón, thuốc BVTV không tính lãi suất ngân hàng. Nhưng trong khâu quan trọng nhất là tiêu thụ sản phẩm của bà con thì chưa có nhiều DN thực hiện.

Mở rộng CĐML

Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) với thế mạnh chuyên ngành kinh doanh thuốc BVTV, nhưng những năm gần đây mặc dù nhằm mục tiêu hướng về nông dân, góp phần giải quyết khó khăn SX, nhất là trong khâu tiêu thụ nông sản, AGPPS đã mở rộng đầu tư sang lĩnh vực thu mua và chế biến lúa gạo.

AGPPS đã xây dựng một loạt NM chế biến lúa gạo. Bước thành công đầu tiên là xây dựng nhà máy đặt tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và thực hiện CĐML theo chuỗi giá trị SX lúa gạo khép kín. Từ vùng nguyên liệu ký kết hợp đồng bao tiêu lúa tươi với bà con nông dân.

Cùng với đội ngũ kỹ thuật viên trẻ (FF) của Cty là lực lượng 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) trực tiếp hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật, AGPPS cung ứng giống, phân, thuốc với lãi suất 0% trong vòng 4 tháng.

Bên cạnh đó, nông dân được hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy lúa. Trong việc tiêu thụ, Cty thu mua lúa tươi của nông dân theo giá thị trường. Nếu nông dân chưa ưng ý giá bán có thể gởi tạm vào kho 30 ngày không tính phí.


AGPPS hợp tác CĐML với nông dân huyện Tân Hồng (Đồng Tháp)

Trong giai đoạn 1, AGPPS đã hoàn thành 5 NM đưa vào hoạt động. Mỗi NM đóng trên vùng nguyên liệu và thực hiện CĐML như NM Vĩnh Bình, Thoại Sơn (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp), Vĩnh Hưng (Long An) và Hồng Dân (Bạc Liêu).

Mỗi NM có tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng, diện tích 8-14 ha, công suất 100.000 tấn lúa/năm, hệ thống sấy lúa 1.000 tấn/ngày, hệ thống bóc vỏ trấu 20 tấn/giờ, hệ thống xay xát, lau bóng 16-32 tấn/giờ, hệ thống tách màu (20 tấn/ giờ), khả năng tồn trữ theo thời điểm 40.000 tấn và hệ thống xuất hàng (1.000 tấn gạo/ngày).

Theo kế hoạch đến năm 2018, AGPPS sẽ xây dựng xong và đưa vào hoạt động 12 NM xay xát chế biến lúa gạo, hoàn thành giai đoạn II, nâng năng lực chế biến tăng lên gấp đôi so với năm 2013.

Từng bước mở rộng CĐML, xây dựng nhà máy trên vùng nguyên liệu là hướng phát triển đem lại lợi ích cho mối liên kết DN và nông dân SX lúa.

Bài toán chi phí

Theo số liệu ghi nhận từ 722 cộng tác viên là nông dân được tính toán, hệ thống về hạch toán kinh tế trồng lúa vụ ĐX 2012-2013 tại ĐBSCL là: 722 sổ tay ghi chép SX lúa của nông dân cộng tác viên trong 5 vùng nguyên liệu tại vùng nguyên liệu ở Vĩnh Bình (198 sổ), Thoại Sơn (154), Tân Hồng (156), Vĩnh Hưng (137) và Hồng Dân(77) trên diện tích thu hoạch tổng cộng là 1.652,3 ha.

Kết quả cho thấy tổng chi phí trung bình là 18,11 triệu đồng/ha, trong đó hạt giống chiếm 1,97 triệu đồng. Chi phí vật tư phân, thuốc BVTV các loại là 9,95 triệu đồng, trong đó phân bón 5,59 triệu đồng.

Trong phần phân bón, DAP chiếm tỷ lệ lớn nhất là 42,4% tương ứng 2,37 triệu đồng; urea 30,4% tương ứng 1,70 triệu đồng và KCl 23,6% khoảng 1,32 triệu đồng. Phân hỗn hợp NPK và các loại phân khác chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 3,6%, tức 0,2 triệu đồng.

Chi phí dành cho thuốc BVTV và các chế phẩm phun qua lá (chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá) là 4,36 triệu đồng. Thuốc trừ bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,4% khoảng 2,11 triệu đồng và sau đó là thuốc trừ sâu rầy 25,2% khoảng 1,10 triệu đồng.

Các chế phẩm khác đều chiếm tỷ lệ thấp hơn 10% như: chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá 8,5%; thuốc trừ cỏ 8,0%; thuốc xử lý hạt giống 7,3%; thuốc trừ ốc 2,8%.

Về chi phí lao động phổ thông và thuê khoán máy móc tổng cộng là 6,20 triệu đồng/ha. Chi phí cơ giới làm đất chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,1% tương ứng 2,3 triệu đồng. Kế đến là thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp 32,4% tương đương 2,01 triệu đồng.

Công phun xịt các chế phẩm áp dụng trên lá chiếm tỷ lệ 10,6% khoảng 0,66 triệu đồng. Các khoản chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp hơn 10% bao gồm công bón phân 6,4%; bơm nước 5,5% và chi phí khác 7,9%.

Năng suất lúa trung bình trong vụ ĐX 2012-2013 là 6.484 kg/ha với giá thành 2.793 đồng/kg. AGPPS mua lúa khô của nông dân cộng tác viên trong vùng nguyên liệu giá trung bình là 5.521 đồng/kg. Tổng thu nhập đạt 35,80 triệu đồng; tổng chi phí 18,11 triệu đồng và lợi nhuận đạt 17,69 triệu đồng/ha.

Một điểm cần lưu ý là từ sau vụ ĐX 2012-2013, thị trường lúa gạo tại ĐBSCL trầm lắng, nhưng trong vùng nguyên liệu của AGPPS nông dân vẫn lợi nhuận.

Hiệu quả kinh tế

Qua 8 vụ SX lúa, tính trên số lượt nông hộ tham gia CĐML và tổng diện tích thu hoạch lũy kế trên vùng nguyên liệu, năng suất lúa khô trung bình và giá lúa AGPPS thu mua, từ cuối năm 2010 khi nhà máy đầu tiên tại Vĩnh Bình đi vào hoạt động, thu mua vụ ĐX 2010-2011 và đến cuối vụ HT 2013, trong 8 vụ tổng số 25.069 lượt hộ nông dân tham gia hợp tác trong vùng nguyên liệu. Tổng diện tích lúa 64.836 ha, năng suất bình quân đạt 6,66 tấn/ha, tổng sản lượng lúa đạt 420.711 tấn.

Theo AGPPS, với sự đầu tư ứng trước về vật tư cho nông dân, mỗi 1 kg lúa nông dân SX được hưởng phần lợi ích về mặt kinh tế tính ra là 962 đồng. Trong đó bao gồm: Lãi suất ngân hàng tiền mua vật tư ứng trước 83 đồng/kg; hỗ trợ thu hoạch 40 đồng/kg; hỗ trợ vận chuyển 110 đồng/kg; sấy miễn phí 579 đồng/kg (tính bằng giá bốc vác, thuê sân và thuê lao động phơi lúa thủ công của nông dân); gởi kho miễn phí trong 30 ngày: 150 đồng/kg.

Tổng cộng là 962 đồng/kg lúa hay 0,962 triệu đồng/tấn lúa. Với tổng sản lượng lũy kế trong 8 vụ là 420.711 tấn lúa khô, lợi ích kinh tế nông dân hợp tác trong vùng nguyên liệu của AGPPS được hưởng là 404,72 tỷ đồng.

Trong một nghiên cứu khác của AGPPS, sự chênh lệch lợi nhuận giữa nông dân bên trong vùng nguyên liệu và nông dân SX theo tập quán bình thường bên ngoài là 6,75 triệu đồng/ha. Trên tổng diện tích 64.836 ha, nông dân hợp tác thu lợi nhuận tăng thêm là 437,64 tỷ đồng.

Như vậy tổng lợi ích mang lại tính bằng tiền cho 25.069 lượt hộ nông dân tham gia vùng nguyên liệu với AGPPS từ vụ ĐX 2010-2011 đến hết vụ HT 2013 là 404,72 + 437,64 = 842,36 tỷ đồng.

Tính ra nông dân tham gia hợp tác CĐML của AGPPS được hưởng lợi thêm so với những hộ nông dân bên ngoài là 33,6 triệu đồng/lượt hộ. Một nông dân cộng tác tất cả 8 vụ thì được hưởng thêm là 33,6 x 8 = 268,8 triệu đồng.

Nếu tính trên 1 ha lúa thu hoạch trong vùng nguyên liệu, mức chênh lệch tăng thêm so với cùng đơn vị diện tích SX của nông dân bên ngoài là 12,99 triệu đồng.

Nhìn lại qua 8 vụ lúa thực hiện CĐML, năng suất lúa trung bình trong vùng nguyên liệu của AGPPS đạt 6,66 tấn/ha, với giá lúa thu mua bình quân 6.173 đồng/kg. Tính trên tổng số lượt hộ nông dân tham gia trên tổng diện tích lúa thu hoạch, AGPPS đã thu mua 420.711 tấn lúa khô, làm lợi cho nông dân trong 8 vụ lúa 842,36 tỷ đồng.

Mỗi vụ một hộ nông dân được lợi thêm trung bình 33,6 triệu đồng. Nếu tính trên 1 ha sẽ được lợi thêm 12,99 triệu đồng so nông dân SX cá thể bên ngoài trên cùng đơn vị diện tích.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất