| Hotline: 0983.970.780

Bài toán nhân lực Đồng bằng sông Hồng 10 năm tới

Thứ Ba 14/12/2010 , 10:16 (GMT+7)

Khu vực ĐBSH là nơi có tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước chiếm 18,8% (trung bình cả nước là 14,9%).

Đồng bằng sông Hồng là trung tâm giáo dục và đào tạo nòng cốt của cả nước, vì vậy Bộ GD- ĐT cần rà soát lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trường dạy nghề để phân bổ hợp lý giữa các địa phương trong vùng.

Tại Hội nghị Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) giai đoạn 2011-2020 do Bộ KH- ĐT phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức, bức tranh nhân lực vùng này được thể hiện qua những con số sau: Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 14.862 km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước), có dân số đông nhất cả nước với 19,6 triệu người (chiếm 22,8% cả nước). Toàn vùng có khoảng 10,7 triệu lao động đang làm việc, 85% con số này ở trong độ tuổi khoảng 15-44.

Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm đầu não chính trị của cả nước, là địa chỉ của nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đặc biệt của quốc gia. Khu vực ĐBSH cũng là nơi có tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước chiếm 18,8% (trung bình cả nước là 14,9%). Theo đó, lao động có bằng sơ cấp chiếm 3,2%, trung cấp là 926.484 người (chiếm 6,5%), cao đẳng là 316.209 người (chiếm 2,2%) và lao động có bằng đại học trở lên là 967.316 người (chiếm tỷ lệ 6,8%).

Vùng ĐBSH còn tập trung số lượng các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng cao nhất cả nước, lên tới 140 trường (36,26% cả nước), bình quân có 14 trường cao đẳng, đại học/1 tỉnh (cao gấp 2 lần mức bình quân cả nước). Vì vậy, đội ngũ giảng viên cơ hữu, các GS, PGS, Tiến sĩ cũng tập trung đông nhất tại khu vực này. Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD (2008), chiếm 22,6% cả nước, đứng thứ 2 toàn quốc sau vùng Đông Nam bộ.

Tuy nhiên, cơ cấu lao động tại khu vực vẫn xuất hiện nhiều bất cập, trong đó nổi lên rõ nhất là nhân lực đã qua đào tạo cho khối nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 1,87%, trong khi nhân lực khối tài chính – ngân hàng có tỷ lệ tới 36,76%. Việc mất cân đối trong cơ cấu nhân lực này được các đại biểu dự Hội nghị đánh giá là do quy hoạch thiếu hợp lý, chưa phù hợp với đặc thù là vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước. 

Một số giải pháp cụ thể được Bộ KH- ĐT đưa ra tại Hội nghị là sắp xếp, phát triển mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm theo quy hoạch, phát triển mạnh các hoạt động thông tin thị trường lao động. Củng cố các cơ sở dạy nghề để chủ động cung cấp nhân lực cho việc phát triển mạnh các ngành kinh tế biển và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần nắm chắc cung - cầu lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu lao động cho các doanh nghiệp, gắn cung - cầu lao động của vùng và xuất khẩu lao động.

Phấn đấu đưa tỷ lệ số sinh viên đại học, cao đẳng là 5 sinh viên/100 dân, lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSH đến năm 2015 đạt 50%, năm 2020 là 60%, đưa tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 3,5%-4%. Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD- ĐT cần rà soát lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trường nghề để phân bổ hợp lý giữa các địa phương trong vùng ĐBSH. Các tỉnh ĐBSH không nên thành lập mới các trường đại học trong địa bàn tỉnh mình, mà cần sắp xếp chính các trường tại địa phương sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng tỉnh.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm