| Hotline: 0983.970.780

Vụ án rút tiền trợ cấp BHXH ở Quảng Ninh:

Bản án sơ thẩm liệu có quyết định thiên vị, bỏ lọt tội phạm?

Thứ Năm 29/11/2018 , 09:30 (GMT+7)

Ngày 14/9/2018, phiên xét xử sơ thẩm vụ án do Tòa án Cấp cao thực hiện có triệu tập bà Phan Thị Nhàn nhưng bà Nhàn không có mặt.

Vì vậy, bị cáo Đào Thị Ngọ không đồng ý mở phiên tòa. Bị cáo Ngọ cho rằng bà Nhàn liên quan đến số tiền 144 triệu đồng thanh toán ở BHXH thành phố Hạ Long. Vì vậy, nếu bà Phan Thị Nhàn không có mặt, bị cáo Ngọ không chứng minh được số tiền đó là do bà Nhàn trực tiếp thanh toán.
 

Kết luận chồng chéo nhau của cơ quan tố tụng

Tước đó, trong hai ngày 5 và 6/3/2018, TAND tỉnh Quảng Ninh do thẩm phán Dương Trọng Quang, chủ tọa phiên tòa, đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 126/2017/HSST ngày 20/10/2017 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 164/2017/HSST-QĐ ngày 11/12/2017 đối với 11 bị cáo có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ để thanh toán tiền bảo hiểm xã hội (BHXH).

09-00-34_bhxh_tp_h_long
Trụ sở BHXH thành phố Hạ Long

TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên bố: Đào Thị Ngọ 16 năm tù; Khổng Đình Dương 13 năm tù; Vũ Văn Phượng 8 năm tù; Ngô Văn Hùng 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 tháng từ ngày tuyên án sơ thẩm; Nguyễn Văn Đề 5 năm tù; Phạm Văn Hải 5 năm tù… Các bị cáo còn lại chịu nhiều mức án khác nhau.

Bị cáo Phạm Văn Hải kháng nghị vì chỉ có một bữa ăn trưa ông Hải có mặt, 3 cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Ninh đưa ra kết luận khác nhau, chồng chéo nhau. Công an kết luận “vì vụ lợi”, Viện kiểm sát kết luận “vì vụ lợi và cá nhân”, còn Tòa án kết luận “Vì nể nang”. Cả 3 cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đều dựa theo suy đoán chủ quan, không có chứng cứ, mỗi cơ quan đưa ra kết luận một kiểu, thiếu thống nhất, mâu thuẫn với nhau và vi phạm nghiêm trọng Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
 

"Lợi dụng chức vụ" từ một bữa ăn (?)

Cáo trạng khẳng định hành vi của các bị can phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cụ thể như sau:

Nguyễn Văn Đề - Chủ tịch UBND xã Hải Lạng và Phạm Văn Hải – Chủ tịch UBND xã Đồng Rui đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao làm trái công vụ, xác nhận khống nơi cư trú của các chủ sổ BHXH (các chủ sổ không cư trú tại xã Hải Lạng và xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên; chủ sổ không trực tiếp đến xin xác nhận; thủ tục, giấy tờ xác nhận của công dân không được bộ phận một cửa chuyển đến).

“Xuất phát từ động cơ vụ lợi, cá nhân (Đề được Dương chi bồi dưỡng khoảng 2 triệu đồng; Hải được Hùng, Phượng mời ăn uống), Đề và Hải đã xác nhận khống nơi cư trú trong đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần, tạo điều kiện cho các bị can lập khống hồ sơ chiếm đoạt tiền BHXH”, TAND tỉnh Quảng Ninh khẳng định.

Toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Phạm Văn Hải đều khai: “Tôi không nhận bồi dưỡng vật chất gì, chỉ có một lần được Hùng mời đi ăn cơm tại bè xã Đồng Rui, hôm đó có Hùng, tôi, Ngọ, Dương và Nhàn cán bộ BHXH thành phố Hạ Long”.

Tại phiên tòa, Phạm Văn Hải khai việc ký xác nhận nơi cư trú 22 đơn cho Vũ Văn Phượng do nhìn thấy chữ viết của Ngô Văn Hùng (khi đó là Trưởng công an xã Đồng Rui), tin tưởng nên ký, không có tư lợi gì nên không phạm tội.

Luật sư Vũ Quang Ninh - Công ty luật Vũ Anh (Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Điều 356 Bộ luật Hình sự đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định chính xác động cơ của người bị nghi là có tội vì vụ lợi, vì vật chất, tiền bạc, hay vì động cơ cá nhân khác, phi vật chất, để tạo uy, tạo ân, ra oai, trả thù, trả ơn, để nổi danh với người khác… bằng chứng cứ khách quan, chứ không phải bằng suy đoán chủ quan theo hướng có tội”.

Như thế, có thể thấy rằng, cấp sơ thẩm còn thiếu chứng cứ, chứng minh, ông Hải “vì vụ lợi” hoặc “vì động cơ cá nhân khác” khi ký xác nhận nơi cư trú cho những người lao động có nhu cầu lĩnh BHXH 1 lần. Vì vậy, không có đủ cơ sở để kết tội ông Hải lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
 

Gán lỗi cố ý trực tiếp cho bị cáo

Bản án số 22, ngày 06/03/2018 kết luận: “Phạm Văn Hải xác nhận khống vào các đơn đề nghị” (Trang 35/8547). Đây là kết luận không đúng với tài liệu, Hồ sơ vụ án và chứng cứ đã thẩm tra tại phiên tòa công khai.

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định, người bị buộc tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 356 phải có lỗi cố ý trực tiếp, phải nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra mà vẫn làm thì mới phạm tội. Ông Hải thấy chữ viết của ông Hùng là Trưởng công an xã trên các Đơn đề nghị thanh toán BHXH 1 lần về nơi cư trú, tin tưởng vào sự trung thực của cán bộ tham mưu nên ký xác nhận (BL6551/8626), ông Hải không được cho biết những người đó không cư trú tại xã Đồng Rui (BL6549/8622). Điều này được chính ông Hùng xác nhận tại Tòa (BL6548/8619).

Căn cứ tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 1999, ông Hải không có lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi của ông Hải nếu có chỉ là vô ý do thiếu kiểm tra, đối chiếu, do tin vào cấp dưới. Chính Vũ Văn Phượng đã khai với CQĐT rằng, lần thứ 2 mang đơn đến đã bị ông Hải từ chối ký xác nhận tiếp vì nghi ngờ bị Hùng lừa dối (BL483/0779).

Việc làm của ông Hải không chứa lỗi cố ý nên không cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 BLHS 2015.

Bản án sơ thẩm quyết định thiên vị, trái luật, bỏ lọt tội phạm

Theo nhận định của các luật sư, tòa án sơ thẩm ra Bản án không căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa (Lời khai của các bị cáo Khổng Đình Dương, Ngô Văn Hùng, Đào Thị Ngọ về bữa ăn với Phạm Văn Hải), bỏ qua kết quả tranh tụng, việc nghị án và tuyên án vi phạm Khoản 2 Điều 326 BLTTHS 2015.

Các luật sư tại phiên tòa sơ thẩm băn khoăn do xét xử bỏ lọt người, lọt tội; đặc biệt là trường hợp bà Phan Thị Nhàn, cán bộ BHXH thành phố Hạ Long.

Ngày 14/9/2018, phiên xét xử sơ thẩm vụ án do Tòa án Cấp cao thực hiện có triệu tập bà Phan Thị Nhàn nhưng bà Nhàn không có mặt. Vì vậy, bị cáo Đào Thị Ngọ không đồng ý mở phiên tòa. Bị cáo Ngọ cho rằng bà Nhàn liên quan đến số tiền 144 triệu đồng thanh toán ở BHXH thành phố Hạ Long. Vì vậy, nếu bà Phan Thị Nhàn không có mặt, bị cáo Ngọ không chứng minh được số tiền đó là do bà Nhàn trực tiếp thanh toán.

 

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm