| Hotline: 0983.970.780

Bàn cách đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột

Thứ Sáu 04/11/2011 , 11:02 (GMT+7)

Ngày 3/11, UBND tỉnh Đăk Lăk phối hợp với Bộ Khoa học- Công nghệ tổ chức hội thảo “Bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột”...

Ông Trịnh Đức Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột- phát biểu tại hội thảo

Ngày 3/11, UBND tỉnh Đăk Lăk phối hợp với Bộ Khoa học- Công nghệ tổ chức hội thảo “Bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột” nhằm lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân xung quanh việc đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị một công ty ở Trung Quốc đăng ký bảo hộ “nhầm có chủ ý”.

Trước đó, như NNVN đã thông tin, theo phát hiện của Cty Tư vấn sở hữu công nghiệp BROSS & PARTNERS có trụ sở tại Hà Nội, địa danh “Buon Ma Thuot”, cả tiếng Latin và tiếng Trung, đã bị một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ số 7970830, nhóm sản phẩm 30 (cà phê); hiệu lực văn bằng 10 năm kể từ 14/11/2010. Chủ sở hữu này cũng tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee - 1896” tại Trung Quốc từ 14/6/2011.

Theo ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học- Công nghệ) thì việc đăng ký “nhầm” thành công các nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột nêu trên của Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu tại Trung Quốc không những đã ảnh hưởng xấu đến các khía cạnh văn hóa, lịch sử, kinh tế, uy tín và hình ảnh sản phẩm của Việt Nam mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và quyền lợi của các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.

Để bảo vệ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc, cũng như ngăn chặn hiện tượng này ở các nước khác, theo các chuyên gia, chúng ta, đặc biệt là các nhà sản xuất kinh doanh cần phải đoàn kết, tập trung các nguồn lực cần thiết nhằm tiến hành một số biện pháp như: Tiến hành các thủ tục hợp pháp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực các đăng ký nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” số 7611987 và 7970830 tại Trung Quốc. Cơ sở pháp lý để tiến hành các thủ tục là các điều 10, 16, 41, 43 Luật Nhãn hiệu của Trung Quốc và Điều 22 Hiệp định TRIPS (nếu cần).

Việc tiếp theo là tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” vào Trung Quốc nhãn hiệu tập thể (Luật Nhãn hiệu của Trung Quốc chỉ cho phép đăng ký chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận). Đăng ký chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” dưới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý vào các nước được lựa chọn (hình thức đăng ký tùy thuộc pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ của mỗi nước được lựa chọn).

Theo Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh (Hà Nội), khả năng thắng kiện hủy bỏ hiệu lực hai đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được đánh giá rất cao. Văn phòng luật sư này còn cho biết, một Văn phòng luật Sở hữu trí tuệ lâu đời có uy tín ở Trung Quốc (giấu tên) khẳng định bằng việc CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT đã được công nhận và đăng ký là Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, hai đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc “BUON MA THUOT & Hán tự” và BUON MA THUOT COFFEE 1896 & Hình” dưới tên của Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd có thể bị hủy bỏ hiệu lực bất chấp CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT có thể không được biết đến ở Trung Quốc.

Được biết, UBND tỉnh Đăk Lăk đã ủy quyền cho Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột là chủ đơn bảo hộ ra nước ngoài và là chủ thể xử lý vụ việc trên.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm