| Hotline: 0983.970.780

Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm: "Làm gì có mà tìm!"

Thứ Sáu 04/05/2018 , 07:32 (GMT+7)

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) - cho rằng, TPHCM cần sớm trả lời sòng phẳng, thẳng thắn với người dân là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có.

Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp.
 
- Tại buổi đối thoại với người dân Thủ Thiêm tại TPHCM năm 2017, ông từng khẳng định rằng “đến nay qua kiểm tra thì hoàn toàn không thấy bản đồ kèm theo quy hoạch được duyệt theo quyết định của Thủ tướng”. Trước đó Ban Tiếp công dân Trung ương đã từng “đi tìm” bản đồ quy hoạch này?

- Nhiều lần tôi nói là phải trả lời với người dân là không có đi. Tất cả các nơi đều không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bây giờ phải tìm biện pháp xử lý cho người dân thôi. Sai đâu nhận đấy.

- Thưa ông, suốt những năm qua, một số người dân Thủ Thiêm gửi đơn thư tới các cơ quan Trung ương khiếu nại chủ yếu về vấn đề gì?

- Họ khiếu nại chủ yếu về việc không nằm trong quy hoạch, thu hồi đất của họ nằm ngoài quy hoạch. Họ cũng có một số bản đồ photo thể hiện nằm ngoài quy hoạch; rồi chuyện thu hồi quá quy hoạch.

TPHCM cứ bảo có quy hoạch, nhưng hỏi bản đồ đâu thì không có. Chúng tôi đã đối thoại với Chủ tịch TPHCM, họ xác định là không tìm thấy.

Sau đó, Phó Thủ tướng Thường trực họp nhiều cuộc, với cả Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng đến thời điểm này không có.

Nói với dân mãi là thất lạc bản đồ quy hoạch là không đúng. Đừng có nói thế, bây giờ phải nói là không có. Chả lẽ có mà bị mất thì mất ở tất cả các cơ quan à? Ở đây có cả trách nhiệm của nhiều cơ quan nữa chứ.

Cho đến hiện tại, Thanh tra Chính phủ đang có cuộc thanh tra theo kế hoạch tại khu Thủ Thiêm, có đưa nội dung này vào thanh tra nhưng người dân vẫn yêu cầu Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra liên ngành để giải quyết tố cáo của họ. Họ tố cáo việc thu hồi đất không có quyết định, không đúng quy hoạch.

- Theo ông tại sao TPHCM không chịu thừa nhận không có bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm?

- Tôi họp với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng nêu ý kiến rằng nên nói thẳng với người dân đến giờ không có bản đồ quy hoạch và cần tìm biện pháp giải quyết tốt cho người dân. Chúng tôi không thể nói khác được. Giờ phải nói với người dân như thế nào, giải quyết ra sao.

Phối cảnh khu đô thị Thủ Thiêm

- Còn TPHCM thì sao?

- Họ trả lời rằng đang giao tìm, giao tìm, tìm mãi. Làm gì có mà tìm! Nói chung là không có. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có chứ đừng nói là không tìm thấy.

- Đến nay có tổng cộng bao nhiêu người dân ở Thủ Thiêm vẫn đang tiếp tục khiếu nại, thưa ông?

- Hiện tại còn hơn 100 hộ dân và họ đang ở đây (Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội), có đoàn ở đây tới 4-5 tháng. Họ liên tục tới nhà riêng lãnh đạo Trung ương để yêu cầu.

Đã có chỉ đạo rất nhiều lần rồi nhưng TPHCM không thể trả lời được. TPHCM trả lời vậy thì không thuyết phục được người dân. Mình nghe cũng thấy không thuyết phục.

- Điều đó có thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm? Và cơ quan nào cần sớm đứng ra giải quyết dứt điểm?

- Thanh tra Chính phủ phải kết luận thôi. Trốn tránh trách nhiệm rõ rồi, nhưng không thể trốn trách nhiệm với dân và cả với Chính phủ được. Bây giờ phải trả lời rõ ràng công khai minh bạch, không thể nói với người dân khác được. Giờ quan trọng là hậu quả pháp lý cần phải giải quyết với người dân.

- Xin cảm ơn ông!

Tại cuộc họp báo ngày 2/5, ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) tỉ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định số 367/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án này đến nay tìm chưa thấy.

"Từ đó tới nay hơn 20 năm rồi, công tác lưu trữ không tìm thấy bản gốc đó. Nghe nói hình như đã tìm thấy một bản sao... Quyết định 367 kèm theo bản đồ đó là cơ sở pháp lý để Thủ tướng phê duyệt dự án nên không thể không có bản đồ được"- ông Hoan nói.

Ông Hoan cho rằng bản đồ khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện chưa tìm thấy chứ không phải là không có.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại buổi tiếp dân định kỳ của Thanh tra Chính phủ chiều 29/5/2017 do Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn chủ trì, các hộ dân Thủ Thiêm đã yêu cầu các sở, ngành TPHCM xuất trình bản đồ quy hoạch 1/5.000.

Trả lời người dân khi đó, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương nói: "Tôi khẳng định luôn là đến nay qua kiểm tra thì hoàn toàn không thấy bản đồ kèm theo quy hoạch được duyệt theo quyết định của Thủ tướng".

Tại thời điểm đó, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM cho rằng dự án được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1996, bản đồ tỉ lệ 1/5.000. Tuy nhiên, trong phê duyệt của Thủ tướng không thể hiện rõ quy mô và ranh khu vực quy hoạch tương ứng của dự án Thủ Thiêm.

Đến năm 1998, UBND TPHCM căn cứ vào Quyết định 13585 của kiến trúc sư trưởng phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 để ban hành quy hoạch. Ranh của dự án căn cứ theo bản đồ được duyệt (theo Quyết định 13585) với quy mô 618ha, không kể diện tích sông Sài Gòn.

Đại diện Sở Quy hoạch - kiến trúc TP còn khẳng định ranh này được duyệt theo đúng thẩm quyền và ổn định từ năm 1998 để triển khai công tác bồi thường.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm