| Hotline: 0983.970.780

Bạn đọc phản ánh về đăng ký nhãn mác của thuốc bảo vệ thực vật

Thứ Năm 20/02/2020 , 09:31 (GMT+7)

Những thông tin của tôi là hoàn toàn đúng sự thật và chỉ với mong muốn cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển xanh, sạch hơn.

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật (Ảnh minh họa).

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật (Ảnh minh họa).

Báo NNVN vừa nhận được đơn thư của bạn đọc gửi từ hòm thư: hung30081987@gmail.com (đồng thời gửi tới Cục BVTV (Bộ NN- PTNT),  Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) trình bày và phản ánh sự việc như sau:

"Hiện nay, tôi biết Chính phủ cũng như Bộ NN-PTNT đang mong muốn ngành nông nghiệp nước nhà đi theo hướng sản xuất nông sản hữu cơ, an toàn và bền vững. Đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn, được người nông dân cũng như các doanh nghiệp hết sức ủng hộ.

Hiện nay, tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, và một số tỉnh miền Trung khác… có chuyện nhãn các sản phẩm thuốc BVTV được làm nhập nhằng (làm lách) tên gốc được Cục BVTV công bố, nhãn sai với đối tượng đã đăng ký, gây hiểu lầm cho bà con nông dân, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nông sản, gián tiếp gây thiệt hại cho người trồng cây tiêu, cà phê…

Tôi có gởi kèm file đính kèm một số sản phẩm, công ty sai phạm mà tôi có được, có khoảng 50-60% các sản phẩm được làm giống như tôi phản ánh. Ví dụ, thuốc sâu Lionsuper 750 là tên gốc đăng ký tại Cục BVTV, nhưng được làm ra các tên sau để bán hàng dễ hơn và không kiểm soát được chất lượng như: Trùm rệp, King power, Kinh kong, Sát thủ săn mồi … vốn chỉ đăng ký diệt rầy nâu, sâu đục bẹ trên lúa.

Hoặc thuốc cỏ gốc Glyphosat ghi nhãn là hàng sinh học, cùng 1 tên đăng ký trên Cục BVTV là Sunerin nhưng làm 2 nhãn khác nhau… Thuốc trừ bệnh đều nhái lại tên Coc 85 của Công ty Adama như Curenox 85, Bacba 86 … rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Cái quan trọng là việc làm như vậy gây nhầm lẫn cho người nông dân, từ 1 biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, để dễ bán hàng. Còn rất nhiều sản phẩm sai phạm, nhưng tôi chỉ cập nhật tạm thời như vậy, tôi sẽ cập nhật thêm khi có thêm thông tin và hình ảnh khác.

Khi tôi làm đơn này, tôi biết đây là việc rất tế nhị với các cơ quan quản lý thuốc BVTV nên tôi không ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của mình. Không biết vì lý do gì các sản phẩm thuốc BVTV sai phạm này vẫn tồn tại rất lâu rồi (trải dài từ năm 2016-2019) mà không bị thu hồi hoặc nghiêm cấm bán, nếu có phạt thì phạt cho có, rồi sản phẩm đó vẫn được bán công khai cho đến nay.

Nếu Thanh tra Bộ NN- PTNT, Ban chỉ đạo 389, cơ quan báo đài mật phục đi thu thập thông tin thị trường và đến đại lý bán thuốc BVTV các tỉnh trên thì sẽ thấy rất rõ những sự việc như tôi phản ánh. Những thông tin của tôi là hoàn toàn đúng sự thật và chỉ với mong muốn cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển xanh, sạch hơn.  

Vì vậy, tôi kính mong các quý lãnh đạo các Cục, Vụ của 2 Bộ NN- PTNT, Công thương xem xét phản ánh của tôi, xử lý các sai phạm để bà con nông dân được mua đúng hàng và đúng chất lượng thuốc BVTV. Đồng thời cũng để lập lại thị trường thuốc BVTV đang tồn tại nhiều sai phạm hiện nay".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.