| Hotline: 0983.970.780

Bàn giải pháp khắc phục ngành thủy sản ở Khánh Hòa

Thứ Năm 09/11/2017 , 09:15 (GMT+7)

Bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hòa đã làm ngành thủy sản thiệt hại nặng nề, hàng trăm tỷ đồng trôi theo bọt nước.

Sáng 8/11, đoàn công tác Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã làm việc với Sở NN-PTNT Khánh Hòa nắm bắt tình hình và bàn giải pháp khôi phục lại sản xuất.

11-20-07_1
Ngành thủy sản Khánh Hòa thiệt hại nặng nề

Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cảm thán: Bão đổ bộ vào gây thiệt hại cho tỉnh Khánh Hòa với trên 7.000 tỷ, trong đó ngành thủy sản thiệt hại 585 tỷ đồng.

Thiệt hại nặng nhất phải kể đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với hơn 24.000 ô lồng nuôi thủy sản các loại bị bão đánh chìm, ước thiệt hại ban đầu khoảng 330 tỷ đồng và 1.020ha ao đìa nuôi bị hư hỏng thiệt hại khoảng 183 tỷ đồng.

Về tàu thuyền có đến 1.208 chiếc bị sóng đánh chìm, chủ yếu tàu dưới 90CV, ước thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết thêm, sau khi bão vừa tan ngành thủy sản Khánh Hòa đã nhanh chóng triển khai những giải pháp ban đầu khắc phục hậu quả. Theo đó, đối với tàu thuyền bị chìm Chi cục đã huy động toàn bộ các tàu kiểm ngư, tuần tra phối hợp với các chủ tàu cá trục vớt. Còn với nuôi trồng thủy sản Chi cục chỉ đạo các trạm bám cơ sở cùng dân khắc phục hậu quả, nắm bắt và cập nhập số liệu.

Về giải pháp giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục lại sản xuất, ông Chánh kiến nghị: Thứ nhất nên hỗ trợ người dân thiệt hại theo chính sách nhà nước, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp giúp đỡ. Thứ 2, để người dân tái sản xuất nhà nước cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay ưu đãi lãi suất thấp. Bởi lẽ, hầu hết hiện nay người nuôi trồng thủy sản ở Khánh Hòa đều vay vốn ngân hàng để đầu tư. Thứ 3, đối với những người hoạt động khai thác thủy sản bị mất nghề nghiệp (chìm phương tiện) hướng giải quyết nên tổ chức lại liên kết, hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu cá khai thác xa bờ. Trong đó, nên hỗ trợ theo hướng đối với tàu hoạt động các nghề vây, mành chụp vì thời gian qua các nghề này đánh bắt trong tỉnh rất hiệu quả.

Còn ông Huỳnh Kim Khánh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa đề xuất, đối với lồng bè hiện nay chủ yếu bằng gỗ đã hư hỏng hết, nếu hỗ trợ người nuôi làm bè thì số lượng rất lớn và cũng không có đủ gỗ làm lại kéo theo gây áp lực về rừng.

Qua việc thiệt hại này sẽ là dịp chúng ta tái cơ cấu ngành nuôi của tỉnh trong việc sắp xếp lại lồng bè, quy hoạch vùng nuôi, đối tượng nuôi… gắn với thị trường. Nếu được tổ chức thế giới hỗ trợ bằng bè kiểu Na Uy, thì chúng ta sẽ hỗ trợ lồng nuôi này thành nhóm những người nuôi thiệt hại, rồi thành lập tổ hợp tác cùng nuôi chung. Đồng thời sắp xếp lại thành cụm nuôi theo quy hoạch cho bền vững.

Về đề xuất khoanh nợ cho người nuôi, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, hiện Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo cho các ngân hàng rồi. Tuy nhiên đối với kiến nghị cho vay Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục bổ sung kiến nghị với Chính phủ.

Còn về hỗ trợ thiệt hại cho người dân, ông Luân đề nghị ngành thủy sản tỉnh tiếp tục rà soát, thống kê đẩy đủ và chính xác ngay để có căn cứ. Còn các lồng bè nuôi chưa bị hư hỏng nên hướng dẫn người nuôi nhanh chóng khôi phục lại sản xuất. Đối với tàu thuyền bị chìm cần tập hợp bà con lại để trục vớt, sau đó sẽ bàn giải pháp xử lý.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm