| Hotline: 0983.970.780

Ban Giám hiệu làm gương

Thứ Ba 09/04/2013 , 10:02 (GMT+7)

Trường CĐ Nghề cơ giới Ninh Bình là một trong những cái nôi của phong trào nghiên cứu, khoa học và cải tiến thiết bị giảng dạy.

Trước đòi hỏi đổi mới về phương pháp giảng dạy, cải tiến thiết bị thực hành nhằm nâng cao hiệu quả truyền thụ cho HS, SV, các giáo viên trường cao đẳng, trung cấp nghề trực thuộc Bộ NN-PTNT đã cho ra đời nhiều công trình ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế trị giá hàng tỉ đồng. 

Ban Giám hiệu làm gương

Trường CĐ Nghề cơ giới Ninh Bình là một trong những cái nôi của phong trào nghiên cứu, khoa học và cải tiến thiết bị giảng dạy. Sở dĩ tại ngôi trường này luôn duy trì được “phong độ” ổn định về lĩnh vực khoa học là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Ban Giám hiệu.

Với các thầy cô và HS, SV Trường Cao đẳng Nghề Cơ giới Ninh Bình không ai lạ lẫm với “Mô hình xử lý nước thải khu công nghiệp” của thầy Trần Hữu Hoà, Hiệu trưởng nhà trường cùng các giáo viên chủ trì thiết kế, chế tạo, lắp đặt. Mô hình được dùng cho HS học mô đun lý thuyết, mô đun thực hành tổng hợp nghề cấp thoát nước, điện công nghiệp và dùng để nâng cao tay nghề.

Theo thầy Trần Hữu Hòa, trước đây để HS hiểu các phương pháp xử lý nước thải thì giải pháp trong các trường nghề là cho các em đi kiến tập và thực tập tại các nhà máy xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến thuỷ sản, chế biến giấy… rất bất tiện và tốn kém.

Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình mới này, các thiết bị điện và bảng điều khiển tủ điện được lắp ở phía trước để tiện cho việc quan sát sự liên quan thống nhất giữa hệ thống điện điều khiển trạm bơm với quy trình công nghệ xử lý nước. Mô hình được vận hành, thao tác thuận tiện, điều khiển PLC, có thể thay thế, sửa chữa, vận chuyển dễ dàng, đảm bảo an toàn.

Các thiết bị lắp ráp có sẵn trên thị trường VN, giá thành phù hợp. Nếu không có mô hình này, HS phải đi tham quan thực tế ở nhà máy nhiều lần. Việc vận hành ngay trên mô hình trong trường cho nhiều lớp, nhiều đợt đã giảm được 40% thời gian. Mô hình đã được cải tiến nhiều lần, được kiểm nghiệm, sử dụng qua nhiều khoá học mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.

Mô hình đang được áp dụng ở Trường CĐ nghề cơ giới Ninh Bình, sau 3 năm mô hình xử lý nước thải vẫn làm việc tốt, độ ổn định và làm việc chính xác cao. PLC điều khiển cho mô hình làm việc theo chu trình đã được lập sẵn. Hiệu quả kinh tế giúp tiết kiệm được công sức, mang lại hiệu quả thiết thực khi mỗi năm tiết kiệm được khoảng 400 trăm triệu đồng cho một trường học thông qua việc đưa HS, SV đi tham quan thực tập.


Nhờ phong trào sáng tạo khoa học, việc giảng dạy tại Trường CĐ nghề cơ giới Ninh Bình hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, mô hình xử lý nước thải khu công nghiệp còn mang lại hiệu quả xã hội rất lớn giúp thúc đẩy phong trào làm học cụ trong các trường dạy nghề. Học sinh hiểu, biết cách vận hành, điều khiển trạm bơm, biết khai thác và khắc phục những hư hỏng, mô hình sát với công việc của người công nhân nhà máy.

Bên cạnh mô hình xử lý nước thải khu công nghiệp của thầy Hiệu trưởng Trần Hữu Hòa và các cộng sự, các thành viên khác trong Ban Giám hiệu cũng có những mô hình đã đạt giải cao tại các cuộc thi trong nước. Tiêu biểu có mô hình thang máy 5 tầng của thầy Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nhiu và các cộng sự; mô hình lập trình điều khiển PLC của thầy Phó Hiệu trưởng Lưu Đình Hướng…

Với mô hình sáng tạo thang máy 5 tầng của thầy Nguyễn Văn Nhiu, điều khiển thang máy là một bài học chiếm một lượng lớn trong tổng số tiết học của mô đun PLC nâng cao, đang được giảng dạy trong nghề điện công nghiệp của Trường CĐ nghề cơ giới Ninh Bình nói riêng và trong chương trình CĐ nghề - điện công nghiệp trên toàn quốc nói chung.

Trước đây, khi học về bài học này HS Trường CĐ nghề cơ giới Ninh Bình chỉ được học lý thuyết sau đó viết chương trình phần mềm trên máy tính và chỉ được kiểm nghiệm bằng những phần mềm mô phỏng kết hợp với thiết bị lập trình đơn thuần (thiết bị chưa có kết nối vào/ra) nên hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, có rất nhiều HS sau khi tốt nghiệp được nhận về làm việc tại các Cty chuyên lắp đặt các loại cầu thang máy đã không khỏi bỡ ngỡ, chưa hiểu kỹ nguyên tắc hoạt động đơn giản đến các phần tử cơ bản nhất cấu thành hệ thống. Điều này làm cho các thầy cô nảy sinh ra ý tưởng xây dựng mô hình thang máy thu nhỏ và hiện đại nhất hiện nay, phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy tại trường.

Xây dựng mô hình thang máy 5 tầng dùng thiết bị điều khiển lập trình (bao gồm PLC và vi điều khiển). Với kích thước nhỏ gọn, đầy đủ tính năng như một hệ thống thang máy thực, mô hình này giúp HS hiểu sâu hơn về hệ thống thang máy đang có trên thị trường. Màn hình cảm ứng HMI là một trong những giải pháp mới được đưa vào mô hình điều khiển thang máy, giúp việc điều khiển, giám sát trở nên dễ dàng khoa học hơn. HS không cần phải đi xa, ngay tại phòng học có thể quan sát cấu trúc toàn bộ hệ thống bao gồm cả phần điện và phần cơ.

Mô hình lập trình điều khiển PLC của thầy Lưu Đình Hướng giúp tiết kiệm vật liệu, thiết bị, mang lại hiệu quả thiết thực, giảm chi phí vật liệu khi thực tập, mỗi năm tiết kiệm khoảng 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy phong trào làm mô hình, học cụ phục vụ giảng dạy và tham gia các cuộc thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp quốc gia.

Mô hình là sự ghép nối hoàn chỉnh và thống nhất giữa các phần tử từ đơn giản như các công tắc, nút bấm, đèn báo, chuông báo... đến phức tạp như thiết bị điều khiển lập trình PLC và màn hình cảm ứng HMI, động cơ KĐB ba pha... Điều này tạo nên tính trực quan lớn trong giảng dạy, giảm thiểu tối đa thời gian tư duy của HS.

Giáo viên không phải mất nhiều thời gian và công sức sưu tầm hình ảnh và giải thích ý đồ công nghệ cho HS mà các em vẫn có thể hiểu được bài toán. Mô hình này có thể được áp dụng và nhân rộng trong tất cả các trường dạy nghề cũng như ĐH, CĐ trên toàn quốc.

Mô hình lập trình điều khiển PLC của thầy Lưu Đình Hướng cũng được coi là một sáng tạo đầy ý nghĩa. Mô hình này được xây dựng nhằm tạo cho HS, SV có môi trường học tập bằng trực quan, giúp các em vận dụng các kiến thức có được vào điều khiển lập trình trong thực tế. Bộ điều khiển lập trình PLC S7 - 300 nhằm giải quyết hệ thống các bài tập thực hành trong các mô đun PLC và thực hành lập trình PLC nâng cao...

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất