| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao giống thủy sản cho Lào

Thứ Năm 19/05/2016 , 05:52 (GMT+7)

Ngày 13/5 vừa qua, Trung tâm đã vận chuyển thành công 15.000 con giống cá các loại, trên quãng đường dài trên 500km đèo dốc đến Trung tâm Phát triển nông nghiệp Khang Khọ thuộc Sở Nông lâm nghiệp Xiêng Khoảng.

Như NNVN đã phản ánh, Trung tâm KNQG đang giúp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) triển khai mô hình nuôi thủy sản nước ngọt. Ngày 13/5 vừa qua, Trung tâm đã vận chuyển thành công 15.000 con giống cá các loại, trên quãng đường dài trên 500km đèo dốc đến Trung tâm Phát triển nông nghiệp Khang Khọ thuộc Sở Nông lâm nghiệp Xiêng Khoảng.

Để phù hợp điều kiện tự nhiên và tận dụng được nguồn lực người dân Xiêng Khoảng, Trung tâm đã lựa chọn xây dựng mô hình nuôi ghép cá rô phi dòng GIFT, mật độ 1,5 con/m2 cỡ thả và tỷ lệ ghép theo bảng sau:

TT
Đối tượng
Cỡ thả
(cm/con)
Khối lượng
(g/con)
Mật độ
(con/m2)
Tỷ lệ ghép (%)
1
Rô phi dòng GIFT
4-6
10-12
0,75
50
2
Chép lai V1
4-6
10-12
0,45
30
3
Trắm cỏ
12-15
40-45
0,2
15
4
Mè hoa
8-10
30-40
0,1
5
 
Tổng
 
 
1,5
100

Chất lượng giống thả phải đồng đều, màu sắc tươi, không xây xát, không dị hình, dị tật và đã được Chi cục Thú y Nghệ An kiểm dịch là sạch bệnh trước khi vận chuyển đến tỉnh Xiêng Khoảng.

Đi cùng giống cá, dự án đã hỗ trợ đợt 1 với 3 tấn thức ăn nuôi thủy sản nước ngọt dạng viên nổi, 5 bộ Test môi trường pH, NH3, NO2, H2S, O2 và thuốc, hóa chất phòng trị bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Trước khi cung cấp giống vật tư cho mô hình Trung tâm KNQG đã tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi, với thành phần các hộ dân có nhu cầu tiếp thu công nghệ, lãnh đạo và cán bộ thuộc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Khang Khọ, cán bộ khuyến nông của bản, huyện có mô hình triển khai.

Trong quá trình tập huấn các học viên đã được trang bị kiến thức về kỹ thuật nuôi, sử dụng Test để theo dõi và quản lý môi trường, kỹ thuật thả giống, cải tạo ao và chăm sóc cá trong suốt quá trình nuôi.

Trong buổi thả giống và cung cấp thức ăn, vật tư thiết yếu cho mô hình đã có sự tham dự của lãnh đạo hai nước Lào - Việt Nam. Về phía Việt Nam có ông Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm KNQG. Về phía tỉnh Xiêng Khoảng có ông Khăm Xỉ Chăn Tha Vông, GĐ Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Khăng Khọ, cán bộ khuyến nông các cấp, nông dân quanh vùng và đặc biệt có báo, đài thuộc tỉnh Xiêng Khoảng đến đưa tin về mô hình.

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, ông Kim Văn Tiêu nhấn mạnh tầm quan trọng mô hình, con giống đã được lựa chọn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, mô hình thành công sẽ là điểm nhân dân quanh vùng đến học tập làm theo. Trong quá trình thực hiện, Việt Nam luôn có nguồn giống tốt cung cấp đến tận người dân của tỉnh Xiêng Khoảng khi có yêu cầu.

Ông Khăm Xỉ Chăn Tha Vông đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật từ phí Việt Nam. Ông cho hay, người dân Xiêng Khoảng chỉ thả cá và tận dụng thức ăn sẵn có để nuôi cá là chính, chưa hiểu biết kỹ thuật nhiều, dịch bệnh vẫn xảy ra năng suất cao nhất chỉ đạt 3 tấn/ha, trong khi mô hình phía Việt Nam chuyển giao dự kiến sẽ đạt 7 tấn/ha trong thời gian 6 tháng nuôi và khẳng định chất lượng giống và kỹ thuật là yếu tố quyết định thành công của mô hình.

Việc xây dựng thành công mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại tỉnh Xiêng Khoảng sẽ tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Lào và mở ra hướng hợp tác và đầu tư mới thông qua cung cấp giống chất lượng cho phía bạn Lào trong thời gian tới.

(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất