| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao vật tư nuôi vịt biển

Thứ Tư 20/03/2019 , 11:01 (GMT+7)

Mô hình chăn nuôi Vịt biển 15 Đại Xuyên được triển khai với quy mô 7.500 con/18 hộ thuộc huyện Thái Thụy (Thái Bình).

Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thái Bình vừa tổ chức lớp tập huấn “Quy trình kỹ thuật chăn nuôi Vịt biển 15 Đại Xuyên” và bàn giao con giống, vật tư thuộc dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi Vịt biển 15 Đại Xuyên tại vùng ven biển các tỉnh miền Bắc và miền Trung”, tại hội trường UBND xã Thái Thượng (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Tại lớp tập huấn, các hộ được hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi vịt biển như: Giới thiệu giống và cách chọn giống; xây dựng chuồng trại chăn nuôi; thức ăn, chăm sóc và nuôi dưỡng vịt biển; các biện pháp vệ sinh thú y; cách phòng trị một số bệnh thường gặp; các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu trong chăn nuôi vịt biển sinh sản…

Mô hình chăn nuôi Vịt biển 15 Đại Xuyên được triển khai với quy mô 7.500 con/18 hộ thuộc huyện Thái Thụy. Ngoài tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi vịt biển, các hộ tham gia được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư và được cán bộ Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ về kỹ thuật, hướng dẫn ghi chép nhật ký mô hình trong suốt quá trình nuôi…

Vịt biển 15 Đại Xuyên ̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣có đặc tính sinh trưởng nhanh, chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi được ở môi trường nước ngọt, lợ, mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Chăn nuôi loài vịt này không khác gì nhiều so với giống vịt người dân vẫn thường nuôi, ít vốn đầu tư, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, khả năng vịt tự săn mồi rất tốt. Đây là giống mới, có thể lựa chọn đưa vào cơ cấu vật nuôi của tỉnh Thái Bình nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi và phát triển kinh tế gia đình.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất