| Hotline: 0983.970.780

Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp thu hút hiệu quả nguồn hỗ trợ ODA

Thứ Sáu 15/01/2021 , 16:02 (GMT+7)

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.

Ông Phạm Hồng Vích, Phó trưởng Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp cho biết, trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh, mưa lũ… xảy ra bất thường nên việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án Lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gặp rất nhiều khó khăn.

Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2020 được Bộ giao, trong đó, công tác kêu gọi thu hút, vận động nguồn hỗ trợ ODA và xây dựng dự án mới về lĩnh vực Lâm nghiệp đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Toàn cảnh buổi hội nghị. Ảnh: HG

Toàn cảnh buổi hội nghị. Ảnh: HG

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, ngành Lâm nghiệp không tránh khỏi những thách thức lớn. Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp với nhiệm vụ quan trọng được giao tiếp tục phát huy kinh nghiệm, thành tựu đạt được để tham mưu và giúp Bộ NN-PTNT huy động nguồn vốn ODA và quản lý, thực hiện hiệu quả nguồn vốn này.

Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp được Bộ NN-PTNT giao làm chủ 9 dự án. Trong đó, 8 dự án đang triển khai thực hiện: Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ, Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2, Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam, Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững…

Trong năm 2020, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp đã tập trung chỉ đạo hoàn thành trồng 394,31 ha rừng, đạt 96% kế hoạch; chăm sóc được 3.682 ha rừng, đạt 100%. Cùng đó, triển khai tuần tra và quản lý bảo vệ rừng được 86.990 ha, đạt 100%; khoanh nuôi tái sinh 5.413 ha.

Bên cạnh đó, các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ban đã hỗ trợ ngành Lâm nghiệp tổ chức nhiều Hội nghị, Hội thảo nhằm xây dựng, đề xuất các chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản, đặc biệt là việc hỗ trợ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực thi Luật Lâm nghiệp; đề án thí điểm Giảm phát thải cho vùng Bắc Trung bộ, đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA).

Đồng thời, hướng dẫn giám sát đánh giá PFES trong chi trả dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua giao dịch điện tử (không dùng tiền mặt); cấp chứng chỉ rừng cho một số địa bàn thực hiện dự án.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HG.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HG.

Trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, các dự án của Ban đã hỗ trợ thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật cho kiểm lâm địa bàn ứng dụng máy tính bảng phục vụ công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và quản lý đa dạng sinh học.

Cũng theo ông Phạm Hồng Vích, năm 2021, Ban sẽ tập trung vào trồng 1.342 ha rừng; chăm sóc 165 ha rừng trồng; phục hồi 2.035 ha rừng... Cùng đó, sẽ tiến hành tuần tra bảo vệ 73.700 ha rừng; khai hoang 12 ha ruộng bậc thang; tỉa thưa 500 ha rừng thông keo.

Và cũng trong năm 2021, Ban dự kiến sẽ thúc đẩy hoàn thành các thủ tục để khởi công mới 5 dự án gồm: Bảo tồn và Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vưc Đồng bằng sông Hồng; Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học; Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng; Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững pha 2; Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đánh giá cao những kết quả đạt được của Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp trong năm 2020 vừa qua.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đề nghị Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tập trung hơn trong công tác kêu gọi thu hút, vận động nguồn hỗ trợ ODA và xây dựng dự án mới về lĩnh vực Lâm nghiệp, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đạt được kế hoạch của năm 2021 đề ra...

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.