| Hotline: 0983.970.780

Bản quyền V-League tăng giá gấp đôi

Thứ Ba 26/01/2010 , 14:19 (GMT+7)

Lý lẽ của bên bán khi tăng giá là tình trạng lạm phát và chất lượng giải đấu trở nên hấp dẫn.

Hợp đồng truyền hình V-League 2010 vẫn chưa được ký kết (Ảnh minh họa)

Các nhà đài phản ứng khá mạnh trước cái giá mà Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đặt lên bàn đàm phán bản quyền truyền hình V-League. VFF đòi gấp đôi so với một vài mức giá của mùa trước.

VFF đòi gấp đôi

Hôm qua 25/1, hợp đồng vẫn chưa được ký kết, dù những thỏa thuận cơ bản đã được VFF và 3 khách hàng là Truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV) và Truyền hình Kỹ thuật số (VTC) nhất trí. Đó là một sự thỏa thuận đạt được trễ hơn so với những mùa trước, khi cuối tuần này, cả V-League và hạng Nhất sẽ khởi tranh trên khắp các sân cỏ cả nước.

Những thông tin từ người trong cuộc cho biết, cái giá được chốt lại mới đây để đi đến thỏa thuận như với riêng VTC là 30 triệu/trận phải trả cho VFF. Mùa trước, VTC phải trả 25 triệu/trận. Mùa trước, VTV phải trả 45 triệu/trận với quyền ưu tiên số 1 (được chọn các trận hấp dẫn nhất) thì mùa này cũng phải trả cao hơn, nhưng hoàn toàn không ở mức gấp đôi.

VCTV mùa trước bị xếp là quyền ưu tiên số 3, chỉ chọn trận sau 2 đài nói trên, thì mùa này có quyền ưu tiên ngang với VTC. Và nếu hiểu theo quyền ưu tiên, thì số tiền VCTV phải trả cũng ngang bằng với VTC, nên như vậy mức tăng của riêng “Cáp” là hơn 30% trong cuộc tăng giá bất ngờ này của VFF.

Lý lẽ của bên bán khi tăng giá là tình trạng lạm phát và chất lượng giải đấu trở nên hấp dẫn. V-League trong năm 2009 được xếp ở vị trí thứ 76 trong số các giải vô địch quốc gia trên toàn thế giới.

Lý lẽ của các bên mua là tình trạng lạm phát chưa tới mức để đòi tăng gấp đôi, và không có gì đảm bảo một cách chính xác là chất lượng và sự cuốn hút của giải đấu đã tăng lên. Đó là còn chưa nói tới, việc V-League được xếp hạng thứ 76 đơn thuần là do một tổ chức không thuộc FIFA tính toán dựa trên đúng 1 tiêu chí thành tích của các câu lạc bộ đại diện cho các giải khi thi đấu ở cúp châu lục.

Cụ thể, nhờ Becamex Bình Dương vào tới bán kết AFC Cup nên V-League mới tăng bậc, chứ không phải vì V-League 2009 có những bàn thắng đẹp của Leandro, có những cú rê dắt của Lee Nguyễn, có sự xuất hiện trong 1 trận đấu của cựu danh thủ Denilson. Số lượng khán giả tăng cũng hoàn toàn là do con số ước tính qua mỗi trận đấu của ban tổ chức (cụ thể là các giám sát) chứ không phải là nhờ máy móc đếm hay thông qua công tác bán vé.

Tiếp tục phá kỷ lục

Lúc này chưa thể thống kê chính xác số tiền VFF sẽ thu về qua bán bản quyền truyền hình V-League, nhưng với việc tăng giá nói trên, kỷ lục kiếm được 1,5 tỉ đồng (tương đương với 20% tiền tài trợ mà giải kiếm được) ở mùa 2009 sẽ bị phá.

Đó là còn chưa nói tới sự tăng lên đáng kể số lượng trận đấu mà VCTV quyết định mua. Hôm qua, một thông tin từ kênh chuyên biệt thể thao này cho hay, họ sẽ có quyền phát sóng 40 trận chỉ trong giai đoạn lượt đi. Như vậy, sẽ có tối thiểu trung bình 3 trận đấu cho mỗi vòng. VTC mua và sẽ phát mỗi vòng 1 trận. VTV mùa trước cũng chỉ phát tỉ lệ 1 trận/vòng.

Sở dĩ có sự tăng lên đáng kể về số lượng trận bán được cho VCTV dù giá đã tăng lên khá cao, là “Cáp” hiện có thêm kênh Bóng đá TV bên cạnh kênh VCTV3 (chuyên về thể thao). Một thay đổi nữa là VCTV sẽ đi xa hơn tới các địa phương mà họ trước nay chưa tới, thay vì chỉ đưa xe vệ tinh tới sân Hàng Đẫy hay mấy tỉnh lên cận Hà Nội như Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa. Mùa này, “Cáp” sẽ vào tới cả sân Gò Đậu. 

Như vậy, ước tính, mỗi vòng đấu, người hâm mộ nếu không đến sân, có thể lựa chọn trong tổng số ít nhất 4 trận đấu thông qua chiếc điều khiển TV và các thiết bị thu hình của gia đình. Đây là sự tiến bộ rất rõ ràng so với thời điểm đài Trung ương chiếu trận nào thì cả nước cùng xem trận đó.

Tuy nhiên, vẫn có một hạn chế là các trận đấu hầu hết diễn ra cùng giờ, nên để xem trọn vẹn từng trận trực tiếp là không thể. Đa phần các sân đá lúc 15 giờ 30 hoặc 17 giờ. Chỉ VTV thường trực tiếp các trận và yêu cầu phải đá 16 giờ để cho vừa khung phát sóng.

Đã từng có thời VFF định xếp cả những trận đá tối (bóng lăn lúc 19 giờ). Nhưng dự án này khó khả thi, vì nếu đá muộn vào cuối tuần, cũng là lúc bóng đá châu Âu tràn ngập các kênh sóng.

Ai sẽ chấp nhận bỏ bóng đá Anh, Italy để chiếu V-League? Ai sẽ bỏ qua Manchester United, Arsenal, Chelsea hay Milan, Inter, Juventus để xem Gạch, Gỗ, Gốm, Ximăng?

Chất lượng chưa cao, người xem truyền hình đa phần dõi theo V-League trên tivi những lúc châu Âu vẫn còn giờ buổi sáng. Đó cũng là lý do mà các nhà đài không chịu bỏ tiền ra gấp đôi như đề nghị của VFF.

(Theo Thể thao& Văn hóa)

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm