| Hotline: 0983.970.780

Bản "sớ" 22 điều& chuyện quan "rụng" ở Cộng Hòa

Thứ Tư 15/09/2010 , 10:15 (GMT+7)

Trước kỳ đại hội, nội bộ Cộng Hòa (Nam Sách, Hải Dương) lúc nào cũng rừng rực như một chảo dầu sôi. Nóng nhất là bản “sớ” gồm 22 điều đảng viên yêu cầu chính quyền điều trần, giải trình với nhiều nội dung rất hóc...

Trước kỳ đại hội, nội bộ Cộng Hòa (Nam Sách, Hải Dương) lúc nào cũng rừng rực như một chảo dầu sôi. Nóng nhất là bản “sớ” gồm 22 điều đảng viên yêu cầu chính quyền điều trần, giải trình với nhiều nội dung rất hóc...

>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ?

Dọa tẩy chay đại hội

Ông Mạc Văn Thi, Phó Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Nam Sách, tổng kết một cách có quy luật thế này: "Những nhiệm kỳ trước đây có nhiều cán bộ cơ sở bị kỷ luật, khai trừ do vi phạm chủ yếu về tài chính, đất đai. Nhiệm kỳ 2006 - 2010, công tác quản lý đất đai, tài chính cũng chặt hơn, sự vi phạm không còn nên rất ít cán bộ bị thay đổi, luân chuyển mà chỉ có một số xin nghỉ do tuổi cao, sức yếu hay do ra bên ngoài làm".

Nói rồi ông Thi chỉ cho tôi cái bảng lớn trên tường, tổng hợp kết quả phân loại tổ chức cơ sở đảng trong đó chi chít cờ đỏ (vững mạnh), cờ vàng (hoàn thành nhiệm vụ) chỉ duy nhất có xã Cộng Hòa năm 2006 dính cờ xanh (yếu kém). Tổng hợp các chức danh chủ chốt xã, thị trấn rút trước khi khi bầu cử đợt vừa rồi là 5 và có 2 chức danh chủ chốt không trúng cử. Về trọng điểm nóng của huyện Nam Sách là xã Cộng Hòa, bà Nguyễn Thị Tơ, Bí thư Đảng ủy xã Cộng Hòa, cũng thú thật tiếng là địa phương xấp xỉ vạn dân với số lượng đảng viên đông nhất nhì huyện nhưng mấy năm rồi cũng nổi tiếng vì tình trạng khiếu kiện với đơn từ bay như bươm bướm. 

Bảng tổng hợp phân loại cấp cơ sở đảng của huyện Nam Sách toàn vững mạnh với hoàn thành nhiệm vụ

Trước kỳ đại hội, nội bộ Cộng Hòa lúc nào cũng rừng rực như một chảo dầu sôi. Nóng nhất là bản “sớ” gồm 22 điều đảng viên yêu cầu chính quyền điều trần, giải trình với nhiều nội dung rất hóc: “Không nêu rõ việc nội bộ gây bè phái, mất đoàn kết, nói xấu lẫn nhau, ngại đấu tranh. Lãnh đạo bảo thủ, quan liêu, không chịu học hỏi, chậm tiếp thu, làm mất lòng tin với quần chúng. Việc sắp xếp cán bộ không cân nhắc, có đồng chí không có đức, không có tài, bệnh tật vẫn xếp việc. Việc ký hợp đồng lò gạch hàng loạt gây ô nhiễm trầm trọng (36 chiếc lò gạch bao vây dân cư trong xã, việc cấp phép làm sai quy trình ảnh hưởng rất lớn đến hoa màu cũng như sức khỏe của nhân dân), việc khai khống trong đợt hủy gia cầm cúm để lấy tiền, việc viết báo cáo thu nhập bình quân đầu người quá cao so với thực tế (Cộng Hòa là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu nhờ hạt lúa, củ khoai - PV) rồi là ý kiến liên quan trực tiếp đến cựu Chủ tịch UBND xã đã để cho người nhà hợp đồng cái ao rộng cỡ 1.000m2 hết hạn từ năm 2008 mà không thu nổi một đồng xu nào đến giờ".

Mức độ của bản “sớ” này nghiêm trọng đến nỗi một số ý kiến đã một mực gay gắt rằng nếu tất cả 22 ý đó không được giải đáp thì không có đại hội  gì hết trong khi cột mốc huyện chỉ đạo chậm nhất là 15/6/2010 phải xong. Đã có lúc cỡ 500 - 600 lá đơn của Cộng Hòa gửi tơi tới khắp các cơ quan huyện, tỉnh. Bà Tơ nhớ lại: Không đại hội được thì mất uy tín cho cả Đảng ủy xã nên đích thân tôi phải gặp từng đảng viên lão thành thuyết phục, gặp các Bí thư chi bộ để xem các đoàn đại biểu có ý kiến gì không? Cuối cùng họ cũng nhất trí cho đại hội với điều kiện sau đó phải giải quyết lần lượt những kiến nghị. 

Ông Mạc Văn Thi-Phó Trưởng Ban tổ chức huyện ủy Nam Sách: "Những nhiệm kỳ trước đây có nhiều cán bộ cơ sở bị kỷ luật, khai trừ do vi phạm chủ yếu về tài chính, đất đai"

Sau đại hội nước sôi, lửa bỏng đó ban thường vụ của xã Cộng Hòa 4 người, giờ trụ lại mỗi mình bà Tơ “ngồi ghế nóng” còn 3 người đã "rụng". Đợt đại hội này cũng chỉ là giọt nước tràn ly, là ung nhọt đã đến kỳ mưng mủ vỡ nước chứ trước đây ở Cộng Hòa những chức danh chủ chốt thay đổi cứ xoành xoạch. Nào Bí thư Đảng ủy sang Chủ tịch, Phó Bí thư thay Bí thư, Chủ tịch sang Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch hội đồng sang Phó Bí thư…

Các đợt sóng gió đã được người dân tổng kết không khác những trận công đồn, diệt bốt thời xưa. Cao điểm một, năm 2006 - 2007, Chủ tịch xã, hai Phó chủ tịch xã bị cảnh cáo cùng các trưởng, phó thôn, tổng cộng 24 người vì dính đến chuyện khai khống để lấy tiền hỗ trợ cúm gia cầm. Cao điểm hai từ 2008 - 2009 hàng loạt cán bộ bị tố vì cho phép xây hàng loạt lò gạch không đúng quy trình gây ô nhiễm trầm trọng, hoa màu héo úa, con người lao đao. Cao điểm ba mới là trước kỳ đại hội với bản "sớ" 22 yêu cầu phải giải trình trước quần chúng, đảng viên.

Bức xúc vẫn âm ỉ

Ngòi nổ đã được tháo trước đại hội nhưng cả khối thuốc vẫn còn đó, những bức xúc của quần chúng nhân dân vẫn y nguyên. “Thông báo từ tháng 6 đến 30/10 là cấm toàn bộ lò gạch nhưng chúng tôi vẫn phải chờ xem lời hứa ấy có thực hiện được không chứ cứ thế này hun dân không khác nào hun chuột”. Ông Nguyễn Văn Hoan, Trưởng thôn An Điền, thôn lớn nhất của xã, bức xúc: “Xã muốn làm công trình gì cũng phải lấy ý kiến của dân. Dân đồng ý đại biểu hội đồng nhân dân mới được quyết chứ mới đây 2 lò úp vung làm năm 2009 ngay sát làng, công suất tới 3 vạn viên, đùng cái quyết cho làm, dân chúng tôi mới ngã ngửa. Đã thế độ sâu đất bán cho lò gạch vô tội vạ, trên giấy tờ chỉ cho phép bán có 1,5m nhưng thực tế khoét tới 4-6 m”. 

Những lò gạch bao vây làng xóm, ô nhiễm môi trường ở xã Cộng Hòa

Rồi ông Hoan dẫn tôi đi xem để chứng thực cái hệ thống lò gạch thủ công khổng lồ đang bao vây, đang hàng ngày phả khói đầu độc dân An Điền. Những làn khói làm cho ngay cả hàng tre ven đê - loài cây chịu kham khổ, cằn cỗi vào bậc nhất cũng phải héo lá, tàn cành thì nói gì đến những buồng phổi, cuống họng con người. Ông Hoàng Đức Cảo, một bô lão trong làng An Điền lắc đầu bảo với tôi rằng, thế hệ ông đã cống hiến hết mình cho đất nước để giờ đám cán bộ con cháu làm bậy nhiều quá. Đấy, ngay chuyện thu vén lân khân tiền hợp đồng ao chuôm cho người nhà của ông cựu Chủ tịch xã đã làm mất uy tín rất nhiều. Đã thế, chính quyền còn buông lỏng, để bán đất tràn ra, lấp dần đến nửa con sông của làng càng làm cho dân thêm bực tức”. 

Con sông nhỏ ven làng An Điền khi xưa đã bị bán lấp đến già nửa

Còn người dân  xã Hiệp Cát cảm thấy chán nản mất lòng tin nhất vào đội ngũ lãnh đạo của mình chính ở việc buông lỏng đất đai ở thôn Lấu Khê gây khiếu kiện kéo dài. Ông Đỗ Văn Mục, cựu trưởng thôn Lấu Khê, nhận xét: "Trình độ, nhất là tính quả quyết của lãnh đạo xã kém! Diện tích đất 03 đáng nhẽ lúc cho thuê để đào đất đóng gạch phải hướng dẫn cho thôn ký tới từng hộ dân sẽ không có khiếu kiện đằng này chỉ ký đại diện, có người thậm chí ký hộ. Khi cho quá nhiều lò gạch mọc lên bao vây thôn, xã, nhiều người thắc mắc về tình trạng ô nhiễm, đào sâu quá quy định cũng không giải quyết triệt để ngay từ đầu. Hợp đồng với dân thuê đất trồng màu trong 5 năm 2006-2011, đang giữa chừng lại rút chỉ với một lời giải thích vỏn vẹn thu lại cho lò gạch thuê".

Theo ông Mục cán bộ xã không quyết đoán, đến lúc đơn từ, khiếu nại, người ta mắng xa xả trưởng thôn giữa cuộc họp thì cán bộ đầu xã lại  lặng im, không dám bào chữa một câu. Người dân ngày nay chẳng được nhờ mấy vào chính quyền xã. Tiếng là chia ruộng ai nấy làm nhưng những hôm mưa úng đến 4-5 ngày mới tiêu nổi. Mương máng bị những hộ lập vùng, làm trang trại lấn đất, lấp dần dòng chảy, ách tắc cũng mặc kệ nên có mùa mưa thôn bị hỏng 5-7 ha lúa, hoa màu là chuyện thường. (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm