| Hotline: 0983.970.780

Bàn thêm 'một góc' Nguyễn Huy Thiệp

Thứ Ba 30/03/2021 , 11:10 (GMT+7)

Bài viết này có mong muốn trao đổi nhân việc vì sao cái hay của 'Truyện Kiều' chỉ dành cho người Việt Nam, hầu như không thể vươn ra thành phổ quát với thế giới.

"Truyện Kiều" thuở mới phổ biến chữ quốc ngữ đã được nhà văn hóa Phạm Quỳnh chọn làm mẫu mực sư phạm cho việc giáo dục tiếng Việt. Ông từng nói: "Truyện Kiều còn tiếng ta còn - Tiếng ta còn nước ta còn”.

Câu này với tôi một thời là quá khích. Mãi cho tới khi xảy ra sự kiện cải cách chữ quốc ngữ của ông Bùi Hiền và vài người tương tự định đồng hóa âm đọc chữ viết và cách viết chữ quốc ngữ, tôi mới hiểu ra “tiếng ta mất, nước ta không còn”.

"Truyện Kiều" được viết bằng chữ “nôm” một thứ chữ bảo vệ âm ngữ Việt ở mức xem như tuyệt đối. Chính vì yếu tố đó mà bảo vệ được quốc âm Việt, bảo tồn tiếng Việt. Ngày nay tất cả các nhà văn viết bằng tiếng Việt đều góp phần bảo vệ ngôn ngữ Việt, bảo vệ tiếng Việt. Đó cũng chính là vệ quốc, bảo vệ tồn tại của dân tộc Việt Nam.

Đến đây tôi lại thấy một nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, đã yêu nước, vệ quốc bằng những tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Ông không cần phải làm cách này hay cách khác mà nhân cách ông nằm ở giá trị tác phẩm văn học của ông.

Nguyễn Du, người sử dụng tiếng Việt trong Truyện Kiều ở tầm cỡ nghệ thuật thượng thừa đã trở thành một phần di sản văn hóa Việt Nam. Cả dân tộc tôn vinh ông là Thi hào Việt Nam. Ấy vậy mà mặc dù văn tài của ông bao thế kỷ qua chỉ hiệu quả trong phạm vi người Việt. Thậm chí cho tới nay vẫn như thế.

Nếu mang thơ ông tham dự các cuộc thi thơ quốc tế, chắc chắn không thể đoạt giải. Trừ khi cụ Nguyễn Du rất giỏi tiếng Anh, cụ làm thơ thật hay bằng tiếng Anh trước rồi dịch lại bằng tiếng việt, rồi căn chỉnh cho huyền ảo đa nghĩa..., rồi dự thi, thì may ra có giải chăng!?

Với thơ có thể xem như không thể dịch. Vậy thì với văn chương đỉnh cao việc dịch dù là có thể, nhưng không hề ít lượng câu cú không thể dịch, cũng như thơ vậy.

Nếu có nhà nghiên cứu nào gom hết thơ trong văn xuôi của Nguyễn Huy Thiệp lại, hoàn toàn có thể in được “tập thơ Nguyễn Huy Thiệp”. Và tất nhiên tập thơ giả định này lại gặp chuyện tất nhiên không dịch được.

Hiện nay tôi biết không ít nhà văn, nhà thơ Việt luôn quan tâm viết sao cho khi dịch ra tiếng Anh dễ dàng, nhằm gửi đi thi đấu cho thuận lợi. Điều này thật tốt, cứ thế phát triển sáng tác tác phẩm bằng điểm tựa từ ngôn ngữ khác, sẽ không bị trường hợp chỉ viết cho người Việt như cụ Nguyễn Du

Cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp của chúng ta cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Việc không "ăn khách" ở nước ngoài không thể dùng để xóa đi hay hạ thấp tài năng của tác giả. Cũng giống cụ Tiên Điền, ông viết bằng tiếng Việt cho đồng bào của ông. Đó là di sản văn học của nhà văn với dân tộc.

Với di sản văn học Nguyễn Huy Thiệp, còn cần thêm nhiều thời gian, nhiều hội thảo chuyên sâu, nhiều luận án, công trình chuyên nghiên cứu, chúng ta mới hiểu đúng về tác phẩm, tác giả. Giờ có lẽ mới là lúc khởi đầu.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.