| Hotline: 0983.970.780

Bản triệu phú U Ma Tu Khoòng

Thứ Tư 08/06/2011 , 09:00 (GMT+7)

U Ma Tu Khoòng. Chỉ nghe cái tên cũng đã gợi đến một miền xa ngái. Nếu nhìn trên bản đồ đất nước, U Ma Tu Khoòng là khoảng nhô lên cao nhất của dải đất cuối trời Tây Bắc. Ấy vậy mà ở nơi sơn cùng thuỷ tận đó cuộc sống của bà con lại giàu có mới lạ chứ.

U Ma Tu Khoòng. Chỉ nghe cái tên cũng đã gợi đến một miền xa ngái. Nếu nhìn trên bản đồ đất nước, U Ma Tu Khoòng là khoảng nhô lên cao nhất của dải đất cuối trời Tây Bắc. Ấy vậy mà ở nơi sơn cùng thuỷ tận đó cuộc sống của bà con lại giàu có mới lạ chứ.

Phố chốn mù sương

Bản U Ma Tu Khoòng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nằm trên sườn núi, cạnh đường ra cửa khẩu U Ma Tu Khoòng. Trong làn sương mù dày đặc, chúng tôi vẫn thấy những ngôi nhà xây 2 tầng san sát. Chúng tôi cứ ngỡ mình đang đứng giữa nơi phố thị chứ không phải miền biên viễn. Tiếp chúng tôi tại trạm Biên phòng (thuộc đồn Biên phòng 313 - Thu Lũm), thiếu tá Vũ Văn Trọng mở đầu câu chuyện sau chén trà thơm ngát: “Dân ở đây giàu lắm! Có nhà còn để trong két vài trăm triệu đồng ấy chứ”. Thấy chúng tôi có vẻ bán tín bán nghi, anh Trọng gọi ngay cấp dưới là thiếu uý Lê Đức Hiểu dẫn chúng tôi xuống bản. 

Một góc bản U Ma Tu Khoòng

Đến đầu bản, anh Hiểu chỉ về phía hai ngôi nhà xây 2 tầng, mái bằng, tường ốp gạch hoa, lan can, cửa kính, cổng chào chẳng khác nào biệt thự của nhà giàu chốn thị thành giới thiệu khá tự hào: Hai nhà giàu nhất bản đấy. Kia là nhà anh Tẩn Kén, còn đây là nhà anh Tẩn Cu Luồn!

Chúng tôi tới nhà ông Tẩn Kiều, Bí thư Chi bộ bản U Ma Tu Khoòng khi ông và vợ đang xem mấy đĩa ca múa nhạc dân tộc. Vừa bước vào ngôi nhà xây khang trang, cảm giác lạnh lẽo chốn mù sương đã không còn mà thay vào đó là sự ấm áp của bóng điện, đá hoa, tranh màu và ghế đệm. Thấy  chúng tôi cứ tấm tắc ngôi nhà đẹp, ông Kiều cười: “Tôi làm nhà này từ năm 1994 rồi. Nhà mới của các vị khác trong bản đẹp hơn nhiều ấy chứ. Nhưng cũng tốn đáo để đấy, hết 120 triệu đồng”.

Giờ thì tôi tin câu chuyện mà các chiến sĩ biên phòng Thu Lũm kể khi chúng tôi vừa đặt chân lên đây rằng, bản U Ma Tu Khoòng có nhiều triệu phú lắm. Ở đây chẳng có bản nào lại giàu như bà con người Dao đâu. Mỗi khi đến mùa thu hoạch thảo quả, nhiều hộ bê cả chồng tiền từ bụng lên tới cằm mà chưa hết.

Đến thăm nhà Tẩn Kén, một trong những triệu phú ở bản, mới cảm nhận hết được sự giàu có, sung túc của người dân nơi đây. Bên cạnh ngôi nhà 2 tầng nguy nga, bề thế, phía ngoài còn có công trình phụ, bể nước được xây dựng khép kín. Phía trong nhà tắm có vòi hoa sen, tường nhà ốp đá hoa rất đẹp. Bên cạnh là vườn rau xanh mướt. Mấy chiếc xe máy đời mới dựng trước nhà làm sáng cả một góc sân. Nói chung những tiện ghi sinh hoạt hiện đại ở nhà Tẩn Kén chẳng thiếu thứ gì.

Thế mà Tẩn Kén khi nói chuyện vẫn còn xuýt xoa: “Chỉ tiếc ở đây chưa có điện. Nếu không lắp cái bình nóng lạnh cho vợ con tắm khi đông về thì tuyệt vời. Ở đây có nhiều nhà thừa điều kiện lắp những thứ đó”.

Quả như lời Tẩn Kén nói, trong nhà anh cũng không thiếu thứ gì, ti vi, đầu đĩa, tủ bàn, tủ bếp… có cả, chỉ có điều dòng điện suối quá yếu nên các phương tiện kia chưa phát huy hết tác dụng. Theo thống kê của trưởng ban Tẩn Kiều C, bản có 48 hộ, trong đó có tới 36 hộ khá và giàu. Bản không còn hộ đói. Không cần giở sổ, trưởng bản thuộc lòng tình hình của bản. Từ một bản thiếu ăn vài tháng giờ nhiều người đã trở thành triệu phú như: Tẩn Cua Luồn, Tẩn Kén, Tẩn Kiều… Không những xây được nhà cao, cửa rộng, họ còn tích luỹ được số tiền vài trăm triệu chứ không ít.

Giữ rừng để hưởng lộc rừng

Câu chuyện xoá đói giảm nghèo và làm giàu ở bản U Ma Tu Khoòng đều bắt nguồn từ cây thảo quả. Sống ở nơi sơn cùng thuỷ tận bà con muốn phát nương làm rẫy quả là gian nan. Để có được những chân ruộng bậc thang nơi lưng chừng trời, bao thế hệ người Dao đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được.

Ông Tẩn Kiều C còn nhớ như in cái thời gian khó của dân tộc mình. Ngày đó đường sá chưa thông thoáng, muốn mua cái gì phải đi bộ ra tới xã Mường Tè. Có được cái kim sợi chỉ về bản phải đổi mất 6 ngày đường. “Ối chà! Bữa đó cuộc sống cực lắm. Ai dũng cảm lắm mới quyết tâm đi chợ”. Đường sá xa xôi, núi cách, sông ngăn khiến cuộc sống của bà con khi ấy thiếu thốn đủ thứ. Thế rồi những năm gần đây chính quyền hai bên có chính sách cho bà con biên giới được đi lại, trao đổi buôn bán đã mở cho bà con người Dao nơi đây một hướng làm ăn mới. 

Cây thảo quả đã mang lại cuộc sống ấm no cho bà con

Chợ của nước bạn Trung Hoa cách U Ma Tu Khoòng khoảng 10km. Bà con mang sản vật sang đó bán rồi mua lấy nhu yếu phẩm. Có một mặt hàng mà phía nước bạn rất ưa chuộng đó là thảo quả. Trong khi đó thứ cây hương liệu đó ở U Ma Tu Khoòng để rụng ngoài bìa rừng. Thế là từ đó bà con đã biết hái thảo quả sấy khô rồi mang sang nước bạn bán. Mùa thu hoạch thảo quả bà con vui mừng như đi trẩy hội. Nam phụ lão ấu cùng tham gia trèo đèo lội suối, luồn rừng thu thảo quả.

Chỉ sau vài năm thứ hương liệu này đã căn bản làm thay đổi cuộc sống của bà con nơi quan tái này. Mỗi mùa thảo quả, có gia đình thu được hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên lộc của rừng không phải là vô tận. Rừng U Ma Tu Khoòng bạt ngàn và nhìn ngút tầm mắt đấy nhưng bà con thu hái không có kế hoạch nên nguồn thảo quả tự nhiên cạn dần.

Sau nhiều lần họp bản, trưởng bản Tẩn Kiều C bàn với bà con muốn thu hoạch được thảo quả thì phải giữ được rừng. Hơn nữa, không thể cứ trông chờ mãi vào nguồn thảo quả tự nhiên được. Bà con phải trồng thảo quả ra những cánh rừng khác. Lời nói của trưởng bản được bà con thực hiện triệt để. Từ vụ đó, ngoài những ngày làm nương, bà con vào rừng trồng cây thảo quả. Ai trồng được đến đâu thì đánh dấu khoảnh rừng của mình đến đó.

Cái tin Nhà nước sắp mở cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, người dân nơi đây phấn khởi lắm. Bởi lẽ khi cửa khẩu thông thương, đường đã mở, ô tô của thương lái vào bản thu mua thảo quả dễ dàng hơn. Cái cách mà bà con người Dao nơi đây giữ rừng và bắt núi rừng phải “đẻ” ra tiền thật đáng học tập.

Khi trồng nhân rộng cây dược liệu này bà con nghiệm ra mối quan hệ khăng khít giữa rừng và cây thảo quả. Nếu giữ được rừng thì mới có thảo quả; nơi nào còn rừng già thì lượng thảo quả thu được càng nhiều. Giờ đây cả bản có khoảng 200ha thảo quả, hộ nhiều 5- 6ha, hộ ít cũng phải 2ha. Thảo quả trồng khoảng 1.400-1.500 khóm/ha, đến mùa thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10, rồi đem sấy khô, thu được khoảng 300kg thảo quả khô/ha. 1kg thảo quả khô được thu mua với giá 100.000-150.000 đồng. Cứ khoảng 5ha thu được trên 200 triệu đồng.

“Năm nay mất mùa, giá thảo quả lên cao. Chỉ tiếc là do khí hậu nóng và ít mưa nên bà con thu chẳng được bao nhiêu. Nếu như năm tới mưa thuận gió hoà thì người dân ở bản tôi trở thành triệu phú hết”, ông Tẩn Kiều C vừa nói vừa đưa đôi mắt hướng về phía rừng già với một tấm lòng thành kính.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm