| Hotline: 0983.970.780

Bàn tròn về Sachi

Thứ Ba 25/08/2015 , 06:35 (GMT+7)

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có lẽ lâu lắm rồi mới có một đối tượng cây trồng mới thích hợp với Việt Nam như Sachi./ Giống cây mới ở Việt Nam: Giấc mơ Sachi

Sáng 21/8/2015, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã phối hợp cùng Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá tiềm năng phát triển cây Sachi (Sacha Inchi) tại Việt Nam”.

Sức hấp dẫn khó cưỡng

Chủ trì hội thảo gồm có ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, GS.TS Nguyễn Quang Thạch và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng.

Thành phần tham dự hội thảo gồm nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan nghiên cứu, lãnh đạo một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, các hội và hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan thông tấn báo chí. Lượng đại biểu đông hơn hẳn so với dự kiến ban đầu khiến cho hội trường của Học viện Nông nghiệp chật cứng.

Nhiều người dù không được mời nhưng khi nghe thông tin đã tự động bắt xe khách đến tham gia, trong đó có những nông dân ở các vùng rất xa. Thậm chí một vị khách nữ ở tận Thái Nguyên về trên tay vẫn bồng con nhỏ. Thỉnh thoảng đứa bé lại khóc ré lên khiến chị vội vàng nựng dỗ để còn nghe tiếp.

Bên ngoài trời nắng chang chang nhưng còn thua xa “sức nóng” trong hội trường. Thăm vườn thực nghiệm, sờ cây non, uống trà lá Sachi, ăn bánh Sachi, nếm dầu Sachi là điều nhiều người được thử nghiệm. Miếng kẹo socola nhân Sachi vị bùi bùi, béo béo, chén nước trà lá Sachi ngọt mát, thanh thanh…

Toàn bộ các quả trong vườn thực nghiệm đã bị hái, toàn bộ các cây non, hạt Sachi trưng bày ở hội trường bị xin cho bằng hết chứng tỏ sự quan tâm của người tham dự hội thảo với loại cây mới này là rất lớn.

Các tham luận chính gồm: Giới thiệu về Sachi, những đặc tính của giống qua thời gian trồng khảo nghiệm tại Việt Nam và quy trình nhân invitro của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

14-36-43_dsc_0441

Tham luận của đại diện phòng Xuất nhập khẩu Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam về tổng quan tình hình cây trồng Sachi trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tham luận về giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản; quy trình hợp tác đầu tư; chiến lược phát triển cây Sachi; hiệu quả kinh tế cho người nông dân và tiềm năng phát triển Sachi tại Việt Nam của đại diện Phòng Dự án Nông nghiệp. Đại diện Trung tâm R&D - Cty Sachi Vina trình bày tham luận về giá trị dinh dưỡng và sản phẩm đầu ra từ Sachi. Bài tham luận về Chiến lược đầu tư phát triển Thương hiệu và Marketing cho sản phẩm đầu ra từ cây Sachi của đại diện Phòng Marketing.

Tham luận khiến nhiều người quan tâm nhất là của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia với nội dung đánh giá bước đầu kết quả trồng khảo nghiệm Sachi tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tam Điệp - Ninh Bình.

Theo đó, cây 82-85 ngày sau khi trồng đã ra hoa, kết trái. Về các loại bệnh nguy hiểm như thán thư chưa thấy, héo rũ chưa thấy, tuyến trùng chưa thấy mà chỉ nhiễm sâu đục thân với tỷ lệ mắc 1%. Cả thảy có 10 báo cáo tham luận nhưng hội trường vẫn còn rất đông là một điều hiếm thấy ở một cuộc hội thảo.

Một điều đặc biệt nữa là nông dân Đỗ Thành Khoa ở xã Thái Học (Thái Thụy, Thái Bình) cho biết mình đã liên kết với một đơn vị của Thái Lan để trồng tới 5 ha Sachi ở Thái Bình và 10 ha ở Hòa Bình. Cây trồng ở Hòa Bình không bị sâu bệnh nhưng lại không tốt và quả kém hơn cây trồng ở Thái Bình.

Ngược lại cây trồng ở Thái Bình dù tốt vẫn bị tỷ lệ chết ẻo khá nhiều. Hiện anh Khoa đang trồng xen Sachi với cây chùm ngây, sản phẩm làm ra chủ yếu để nhân giống bán chứ chưa tính đến chuyện bán hạt ép dầu dù đầu ra này cũng được người Thái Lan hứa hẹn bao tiêu với giá khoảng 40.000đ/kg. Một kinh nghiệm tốt từ anh Khoa là nên nuôi ong mật để thụ phấn cho hoa giúp cho cây đậu quả nhiều.

Giải đáp những băn khoăn

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có lẽ lâu lắm rồi mới có một đối tượng cây trồng mới thích hợp với Việt Nam như Sachi. Loại cây này là dành cho nước nghèo, cho người nghèo vì thu hái thủ công, nhiều lần trong năm nên không công nghiệp hóa được, không hợp với các nước đã phát triển. “Theo tôi đưa cây Sachi vào sản xuất là ổn nhưng cần điều chỉnh dần dần về kỹ thuật cho phù hợp hơn”.

14-36-43_dsc_0412
Khách tham quan, chụp ảnh sản phẩm Sachi

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng phấn khởi: “Hiện nay Cty Sachi Vina đang phải sang Lào, sang Campuchia để mua sản phẩm thì tại sao ở ngay chính Việt Nam lại không phát triển được? Điều hay nhất theo tôi là công ty cam kết thu mua hết sản phẩm cho người trồng bằng hợp đồng”.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận xét, từ thực tế nhiều hoa đực, ít hoa cái nên năng suất của Sachi ở Việt Nam thế nào vẫn là câu hỏi cần phải nghiên cứu. GS Nguyễn Ngọc Lung, chuyên gia lâm nghiệp, cho hay nếu Sachi trồng xen kẽ với cây lâm nghiệp thì rất phù hợp nhưng vẫn còn băn khoăn về đầu ra: “Nếu một người mua vạn người bán thì doanh nghiệp có cam kết mua hết trong suốt thời gian tuổi đời sản xuất của cây (20-30 năm) không? Lượng dầu trong hạt Sachi cao như thế thì lưu trữ thế nào, thời hạn lưu trữ được bao lâu?”.

Về vấn đề này, anh Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tâm Hoàng Việt (đơn vị mẹ của Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam) khẳng định: “Chúng tôi cam kết bằng hợp đồng sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con đến hết đời sống của cây để phục vụ cho một nhà máy chế biến trong 2 tháng nữa sẽ đi vào hoạt động. Về thu hoạch, bảo quản, do cuống quả Sachi rất dai nên không sợ mưa lớn gây rụng. Khi phơi dưới nắng to vỏ quả bung ra nên bà con tách hạt khá dễ dàng. Hạt Sachi khô lưu trữ trong kho được 6 tháng còn khi ép thành dầu lưu trữ được 3 năm”.

Hết nhà khoa học hỏi, lại đến nông dân thắc mắc. Ông Tôn ở Hòa Bình cùng đại diện của doanh nghiệp Thành Bưởi hỏi có bao nhiêu diện tích mới được hợp tác trồng Sachi? Khi hợp tác có được chịu tiền giống rồi trừ vào sản phẩm không? Về điều này, anh Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp: “Phải xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đủ rộng chúng tôi mới hợp tác. Cty sẽ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản phẩm, trong đó giống sẽ được nợ một phần rồi trừ vào sản phẩm (tùy theo quy mô của sự hợp tác).

Với mức tổng đầu tư khoảng 50-150 triệu/ha (tùy mật độ và hình thức cọc bê tông hay cọc tre) theo tính toán trong hai năm người trồng Sachi sẽ hoàn vốn còn từ năm thứ ba sẽ cho lãi hàng trăm triệu một cách ổn định. Hiện nay Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam đang định hướng sản xuất và chế biến Sachi theo chuỗi giá trị khép kín, hữu cơ, bao tiêu đầu ra và có quy hoạch. Trước tiên, Cty sẽ hướng tới thị trường quốc tế với mong muốn xây dựng được một doanh nghiệp mang biểu trưng thương hiệu quốc gia.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm