| Hotline: 0983.970.780

Bàn về hay dở phim Việt

Thứ Sáu 10/06/2011 , 13:59 (GMT+7)

Chưa khi nào nhiều bộ phim truyền hình lại bị khán giả chê dở đến thế. Vì sao lại có hiện tượng trên? NNVN cùng một số nhà sản xuất, đạo diễn, nhà biên kịch... nhìn nhận vấn đề trên.

Cảnh trong phim Anh chàng vượt thời gian bị dừng phát sóng

Chưa khi nào nhiều bộ phim truyền hình lại bị khán giả chê dở đến thế. Vì sao lại có hiện tượng trên? NNVN cùng một số nhà sản xuất, đạo diễn, nhà biên kịch... nhìn nhận vấn đề trên.

KỊCH BẢN KHÔNG THIẾU NHƯNG YẾU

Năm 2005, xuất hiện khái niệm "giờ vàng phim Việt" trên sóng truyền hình. Với yêu cầu thời lượng phát sóng phim Việt phải chiếm tối thiểu 30% thời lượng phim truyền hình thì việc thiếu hụt kịch bản đã diễn ra. Đối phó với sự thiếu hụt ấy, làn sóng Việt hóa phim nước ngoài được tính đến. Tuy nhiên, việc mua format phim truyền hình nước ngoài về "mông má" lại phần lớn cũng không hợp khẩu vị khán giả Việt, khiến nhiều nhà sản xuất chuyển hướng đầu tư vào kịch bản nội. Chính vì thế, biên kịch trở thành nghề hót, với mức thu nhập khá cao; nhiều kịch bản phim ồ ạt ra đời, trong đó không ít bộ phim được xếp vào dạng "thảm họa điện ảnh", bị khán giả la ó.

Sau "thảm hoạ" phim Việt "Anh chàng vượt thời gian” (VTV dừng phát sóng giữa chừng) thì một trong những nguyên nhân được “tay trong” bật mí ra rằng “kịch bản các tập phim dài 45 phút mà chỉ có từ 17- 28 trang giấy” làm choáng váng dân nhà nghề. Sự kiểm duyệt của nhà đài bị dư luận đặt vấn đề gay gắt khiến giờ đây mỗi khi công chiếu phim mới, bộ phận sản xuất phim truyện của các nhà đài cứ nhấp nhổm không yên. Lý do là dù duyệt nghiêm chỉnh thì các khâu làm phim của ta vẫn còn nhiều vấn đề, và kịch bản, khâu đầu tiên trong chuỗi sản xuất phim vẫn còn nhiều chuyện phải nói.

Bà Nguyễn Thiện Thư, Phòng sản xuất chương trình, Đài Truyền hình Vĩnh Long cho biết, để đảm bảo chỉ tiêu 30- 50% phim Việt phát sóng, thì Đài Truyền hình tỉnh Vĩnh Long "ngốn" tới 365 tập phim mỗi năm. Rất nhiều kịch bản với đủ các đề tài gửi về nhà đài nhưng chất lượng chỉ đạt khoảng 30%. Những cái yếu của kịch bản phim bị loại hiện nay vẫn là nội dung không phản ánh đúng đời sống xã hội, tình tiết phim không logic… Chưa kể, tiêu chí ưu tiên về nội dung phim của Đài Truyền hình Vĩnh Long còn có sự ưu tiên tìm kịch bản phản ảnh đời sống sông nước miền Tây Nam bộ.

Ông Nguyễn Anh Xuân, Trưởng phòng Khai thác phim truyện HTV (Đài Truyền hinh TP. HCM) cho biết: "Hiện nay trên kênh HTV7 và HTV9, phim Việt chiếm khoảng 51%. Trong đó hơn 30% là phim mới, còn lại là phim chiếu lại. HTV không có tình trạng "lủng" sóng bởi chúng tôi có đến 3-4 phim dự phòng. Tuy nhiên, cái khó chung gần đây cho nhà làm phim là không có kịch bản hay".

Về phía các nhà sản xuất phim, nhà biên kịch Châu Thổ - Phó Giám đốc Hãng Senafilm, chia sẻ: Kịch bản hiện nay không thiếu nhưng rất yếu. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất phim tăng cao nên nhiều hãng phim vẫn phải chấp nhận những phim chất lượng không cao. Nhiều kịch bản bị Hãng Senafilm loại nhưng sau đó vẫn thấy được sản xuất ở hãng phim khác.

Bà Quách Thùy Nhung, giám đốc nội dung của Cty Truyền thông và Sản xuất Phát Nam Thiên, cho biết: Bình quân mỗi tháng Cty nhận khoảng 20 kịch bản từ các nguồn gửi đến. Kế hoạch sản xuất một năm của Cty từ 150-200 tập phim. Thế nhưng rất nhiều tháng, chúng tôi chẳng chọn được kịch bản nào để sản xuất.

Nói về lý do kịch bản không đạt, bà Nhung cho biết: Người viết kịch bản hiện nay rất nhiều nhưng chuyên nghiệp và có nghề thì lại rất ít. Những người nghiệp dư, họ gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật viết kịch bản. Họ chỉ viết về đề tài gì họ thích và có vốn sống. Nhiều đề cương kịch bản xây dựng không hoàn chỉnh: thiếu nhân vật, thiếu tuyến truyện và thiếu cả đề cương chi tiết… Có nhiều kịch bản viết quá yếu và nếu phải sửa nhiều quá thì chúng tôi không dám tiếp nhận kịch bản đó.

Để xử lý tình trạng thiếu kịch bản hoặc kịch bản không phù hợp, bà Thiện Thư cho biết, Đài Truyền hình Vĩnh Long đã phải đầu tư đào tạo tại chỗ một đội ngũ biên kịch. Cty Phát Nam Thiên có kế sách tương tự. Bà Thuỳ Nhung cho biết, nhờ vậy Cty có thể quản lý được chất lượng kịch bản và thời gian, tiến độ sản xuất phim. Tương tự, Hãng Senafilm cũng mở lớp đào tạo biên kịch. Bà Châu Thổ cho biết, kết thúc khoá học, Hãng đã có được một đề tài phim đầy hứa hẹn do chính các học viên của mình tham gia viết. Tuy nhiên, để giải quyết khâu thiếu và yếu kịch bản hiện nay thì vẫn chưa thấm tháp gì. Vì thế, chất lượng kịch bản vẫn đang là vấn đề cần phải bàn...

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất