| Hotline: 0983.970.780

Bàn về vai trò của nữ trí thức

Thứ Tư 17/03/2010 , 13:54 (GMT+7)

Trong không khí của những ngày tháng 3 lịch sử, vẫn còn vương vấn hào khí 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ, hôm qua (16/3/2010), tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo “Nữ trí thức Việt Nam với sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”.

Tới dự hội thảo có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Bộ Chính trị;Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và hàng trăm đại biểu, nhà khoa học đến từ nhiều địa phương, cơ quan, ban ngành trên toàn quốc.

Phát biểu của các đồng chí Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thị Bình cũng như nội dung nhiều tham luận khác tại hội nghị đã khẳng định những đóng góp tích cực và công lao to lớn của người phụ nữ Việt Nam suốt trường kỳ lịch sử. Từ người mẹ Âu Cơ khai sinh ra dân tộc, khí phách của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, các danh nhân văn hóa Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương... đến người phụ nữ “anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang” ngày hôm nay là dòng chảy liên tục của cả nghìn năm văn hóa, truyền thống tốt đẹp - đáng tự hào. Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQGHN), chỉ sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta mới có đội ngũ nữ trí thức; bởi cả thời gian dài trước đây, do những quan niệm không đứng đắn, phần đông phụ nữ Việt Nam không được đến trường, đi học - muốn theo đòi đèn sách, nhiều người chỉ có “con đường” giả trai. Sau hơn 60 năm, chúng ta đã có một đội ngũ nữ trí thức ngày càng lớn mạnh với rất nhiều những GS, TS, chuyên gia có uy tín ở các trường đại học, viện nghiên cứu... ngày đêm đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là dù đã được pháp luật thừa nhận bình đẳng nam nữ, được tạo cơ hội và điều kiện phấn đấu, vươn lên trong xã hội... nhưng đây đó vẫn còn không ít những định kiến và áp lực đối với người nữ trí thức, hay chuyện chưa công bằng hoàn toàn đối với nữ trí thức trong cơ hội học tập và thăng tiến (như rất hiếm viện trưởng một viện nghiên cứu hay hiệu trưởng một trường đại học là nữ). Chính vì vậy, nhiều báo cáo tại hội thảo cũng đã mạnh dạn đề nghị về cái gọi là bình đẳng thực chất hơn nữa, thậm chí có thể có một tổ chức của nữ trí thức Việt Nam để đóng góp của người nữ trí thức toàn diện và to lớn hơn.

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.