| Hotline: 0983.970.780

Bằng chứng hùng hồn về chủ quyền Hoàng Sa 175 năm nằm trong bóng tối

Thứ Tư 18/06/2014 , 13:15 (GMT+7)

Đó chính là tờ công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi thời vua Minh Mạng thứ 15 (1834) phái đội thuyền 3 chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa cấp cho ông Đặng Văn Siểm và ông Dương Văn Định ở xã An Hải (Lý Sơn) nằm trong bóng tối suốt 175 năm./ Chuyện về người đầu tiên cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa

Nếu anh Đặng Tấn Thành, hậu duệ của dòng họ Đặng, không có cơ duyên với tờ lệnh này thì chúng ta không có thêm một bằng chứng hùng hồn về chủ quyền Hoàng Sa.

Duyên trời định

Là Bí thư Huyện đoàn Thanh niên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), công việc của anh Đặng Tấn Thành dày như mạ, phải đợi hết giờ hành chính tôi mới tìm gặp được anh tại nhà riêng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải.

Trời nóng, sau một ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi nói về chuyện “tờ lệnh”, mắt anh Thành sáng lên, mệt mỏi và nóng bức dường như đã tan biến. “Thú thật, nếu tôi không có cơ duyên với tờ lệnh thì hôm nay bằng chứng quý báu về chủ quyền Hoàng Sa này còn trên xó gác nhà tôi”, Thành nói.

Theo lời kể của Thành, tờ lệnh nói trên được tổ tiên truyền từ đời này sang đời khác rồi đến tay cha anh, ông Đặng Tôn kế thừa. Lúc ấy gia đình Thành rất nghèo, mải lo làm ăn kiếm sống không màng gì đến cái hộp gỗ xưa cất tờ lệnh. Năm 2003, ông Tôn mất. Từ đó, chiếc hộp gỗ nằm đâu đó trong nhà không còn ai nhớ.

Anh Đặng Tấn Thành tuy là con thứ trong gia đình nhưng lại sống cạnh cha mẹ. Năm 2006, Thành tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia TP. HCM, với tâm nguyện cống hiến cho quê hương, nên xin về làm việc tại huyện Lý Sơn. 

Năm 2007, Thành được dự lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tại Âm linh tự nằm trên địa bàn xã An Vĩnh. “Suốt buổi lễ, lòng tôi cứ thấy nhức nhối. Bởi lẽ lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là niềm tự hào của người dân Lý Sơn, nhưng sao nhiều dòng họ ở xã An Vĩnh được tôn vinh vì có tổ tiên làm lính Hoàng Sa mà ở xã An Hải không có?”, Thành tâm sự.

Thành mang chuyện này về tâm sự với mấy người chú. Ông Đặng Thanh Hải, chú thứ 8 của Thành, bảo: “Gia tộc mình có người đi lính Hoàng Sa, có giấy tờ chứng minh đàng hoàng, chú từng tận mắt thấy anh Tôn (cha Thành) giở ra xem”.

Rồi ông Hải miêu tả tờ lệnh toàn dấu đỏ. Đến lúc đó Thành mới lục lại trí nhớ thì cũng nhớ ra vào năm 2000 mình đã từng thấy tờ lệnh được cất trong cái hộp gỗ cũ kỹ, nhưng khi ấy không quan tâm vì còn quá nhỏ, chẳng biết đó là gì.

Từ đó, bà con tộc họ Đặng quyết tìm cho ra tờ lệnh để minh chứng dân xã An Hải cũng có lính Hoàng Sa để “bằng chị bằng em” với xã An Vĩnh. “Thực sự lúc ấy gia đình chúng tôi không nghĩ tờ lệnh ấy có giá trị lớn về minh chứng về chủ quyền Hoàng Sa”, Thành bộc bạch.

Khi tìm thấy chiếc hộp gỗ, lấy tờ lệnh ra nhưng mọi người không biết trong ấy nói gì. Thành cầm tờ lệnh tìm đến nhà cụ Võ Hiển Đạt ở xã An Vĩnh, một người giỏi chữ Hán để nhờ dịch. Vừa đọc, cụ Đạt đã bảo ngay đây là tờ lệnh phái lính đi Hoàng Sa.

Để chắc ăn, Thành tiếp tục mang đến nhà ông giáo Quỳnh, ông Quỳnh bảo lúc cha Thành (cụ Tôn) còn sống đã mang đến nhờ ông dịch. Rồi ông Quỳnh lục tìm bản dịch chữ quốc ngữ đưa Thành xem.

Tờ lệnh ghi rõ: “Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Xem xét và tuyển chọn trong tỉnh 3 thuyền tốt cùng với các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra Võ Văn Hùng đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thông thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền... Cứ hạ tuần tháng 3 thuận thời tiết mà đi”. Thành mừng như bắt được vàng, về bàn với gia đình cất giấu cẩn thận.

12-49-10_2
Anh Đặng Văn Thành kể chuyện về tờ lệnh

“Tôi còn nhớ, vào ngày 28/2/2009 (âm lịch), tôi lặn lội qua Quảng Ngãi để tìm gặp TS Nguyễn Đăng Vũ, lúc ấy là PGĐ Sở VHTTDL để trình bày gia đình mình đang cất giữ một tờ lệnh về lính Hoàng Sa. TS Vũ cũng mừng không kém, dặn dò cất giữ cẩn thận rồi mang bản photo gửi cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm xem xét”, Thành nhớ lại.

Một lần nữa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận đây là tờ lệnh có niên đại đã 175 năm. Tờ lệnh này là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), phái đội thuyền 3 chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa.

Đây là tờ lệnh cấp đầu tiên cho ông Đặng Văn Siểm và ông Dương Văn Định. Đây là chứng cứ quý giá khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.

Thành tâm sự: “Khi giao tờ lệnh cho Nhà nước gia tộc họ Đặng không đòi hỏi gì, chỉ ước mong tờ lệnh này giúp các cơ quan chức năng đấu tranh, khẳng định với quốc tế Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam”.

Quyết bảo vệ báu vật

“Khi bàn giao tờ lệnh cho Nhà nước, gia tộc chúng tôi một lòng hiến tặng, không yêu cầu gì ngoài xin hỗ trợ tôn tạo nơi thờ cúng cụ tổ Đặng Văn Siểm, người có công thực thi nhiệm vụ tại Hoàng Sa năm xưa, nhưng đã 5 năm rồi vẫn chưa thấy ngành chức năng nói gì”, anh Đặng Văn Thành tâm sự.

Trong thời điểm tộc họ Đặng nỗ lực mang tờ lệnh tìm người dịch, xác minh nội dung thì nhiều hiện tượng lạ xuất hiện.

Theo Thành, thời gian đó người trong gia tộc họ Đặng thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại lạ hoắc. Người thì xưng là nhà báo gọi hỏi thông tin về tờ lệnh. Thậm chí có người còn mạo danh cán bộ văn hóa tỉnh, đã được phép của ông Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đến lấy tờ lệnh.

Không đợi chủ nhà cho phép, người này ngang nhiên xông vào nhà lục lọi khắp nơi, khi không thấy tờ lệnh đâu thì tiu ngỉu bỏ đi. Ngay chiều hôm ấy, Thành báo cáo sự việc cho các ngành chức năng ở địa phương, sau đó tăng cường gìn giữ tờ lệnh nghiêm ngặt hơn.

“Ngoài trường hợp nói trên, còn có một phụ nữ tự xưng tên Huỳnh Nga ở Hồng Kông (Trung Quốc) liên lạc qua điện thoại gặng hỏi có phải gia tộc tôi đang cất giữ tờ lệnh liên quan đến Hoàng Sa phải không. Cẩn trọng, tôi trả lời là không biết gì về tờ lệnh”, Thành cho biết thêm.

Ngay sau khi nhận được báo cáo của gia tộc họ Đặng ở xã An Hải, UBND huyện Lý Sơn cấp tốc phát hành công văn gửi đến 45 tộc họ trên toàn huyện, thông báo sự việc và đề nghị canh giữ, bảo vệ cẩn mật những văn bản, hiện vật cổ chứng minh tổ tiên của họ từng giong thuyền ra biển Đông cắm mốc khẳng định chủ quyền.

UBND huyện này cũng gửi công văn đến các cơ quan chức năng của huyện, đề nghị có phương án hỗ trợ bảo vệ nguồn di sản quý giá này.

Trước nghi ngờ có người đang lùng sục hòng chiếm đoạt tờ lệnh quý này, gia tộc họ Đặng quyết sớm giao tờ lệnh cho Nhà nước. Sáng 9/4/2009, tộc họ Đặng tổ chức cúng, báo cáo tiên linh về việc hiến tặng và bàn giao tờ lệnh quý liên quan đến Hoàng Sa cho Nhà nước.

Cùng ngày, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận tờ lệnh. Một ngày sau, tờ lệnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi bàn giao ngay cho Bộ Ngoại giao. (Hết)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm