| Hotline: 0983.970.780

Bang New South Wales đối mặt nguy cơ không còn gấu túi vào năm 2050

Thứ Hai 10/09/2018 , 20:07 (GMT+7)

Gấu túi sẽ tuyệt chủng vào năm 2050 tại bang New South Wales của Australia, nếu con người không giảm việc phá hủy môi trường sống của chúng. 

Loài gấu túi tại Port Macquarie, bang New South Wales

Đây là kết quả nghiên cứu vừa được Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Australia và Hội đồng bảo tồn thiên nhiên (NCC) công bố.

Nghiên cứu này sử dụng hình ảnh vệ tinh để đánh giá sự suy giảm môi trường sống thông qua việc khai hoang và tác động đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tác giả nghiên cứu, nhà sinh vật học bảo tồn Martin Taylor nhấn mạnh: "Chúng tôi thấy môi trường sống của gấu túi đang biến mất với một tốc độ đáng báo động. Nếu cứ tiếp tục như vậy, có thể là vào giữa thế kỉ, chúng ta không có thể không còn gấu túi trong thiên nhiên ở New South Wales nữa".

Loài gấu túi tại Port Macquarie, bang New South Wales, Australia

Những thay đổi mới đây đối với luật khai hoang đã thúc đẩy nghiên cứu này, với bằng chứng cho thấy từ giai đoạn 2016-2017 đến 2017-2018, tỉ lệ đất bị khai hoang hoàn toàn hoặc một phần tăng gấp ba lần từ 2.854 ha lên 8.194 ha. Theo Tổ chức Bảo tồn Gấu túi của Australia, số lượng gấu túi đã suy giảm nghiêm trọng trong hơn hai thế kỷ qua, từ khoảng 10 triệu cá thể vào cuối thế kỷ 18 xuống chỉ còn dưới 43.000 cá thể ở thời điểm hiện tại. Riêng ở bang New South Wales, quần thể gấu túi đã suy giảm 26% trong 15 năm qua. Loài gấu đặc biệt này đã biến mất hoàn toàn ở nhiều vùng đất mà trước đây chúng từng sinh sống.

Tuy nhiên, chính quyền New South Wales bác bỏ nhận định của các nhà nghiên cứu bằng một tuyên bố cáo buộc WWF và NCC đang "chơi trò chính trị và phao tin đồn nhảm". Bang này cũng cho biết họ có dự án trị giá tới 32 triệu USD nhằm bảo vệ số lượng gấu túi trong thiên nhiên.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm