| Hotline: 0983.970.780

Băng phiến chữa thoái hóa khớp

Thứ Ba 20/05/2014 , 07:15 (GMT+7)

Tác dụng dược lý của Y học cổ truyền cho rằng, băng phiến có tác dụng khai khiếu, tịch uế chỉ thống. Chủ trị chứng trúng phong đàm quyết, kinh giản, bụng ngực đau lạnh.

Băng phiến hay còn gọi viên long não hay Naphtalen (còn gọi là Naphtalin, băng phiến, nhựa long não, nhựa trắng...) là một hydrocacbon ở thể rắn, tinh thể màu trắng. Naphtalen dễ bay hơi tạo thành hơi dễ cháy.

Cấu tạo của Naphtalen gồm 2 vòng benzen gắn vào nhau với công thức tổng quát C10H8, có tác dụng đuổi côn trùng, mối mọt, rận rệp phá hoại quần áo nên thường được cho vào tủ quần áo để đuổi mối mọt, gián. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách loại hóa chất này sẽ có thể gây ngộ độc.

Nó gồm 2 loại: Một loại được sản xuất từ hóa chất Napthalen, điều chế từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Loại thế hệ mới được làm từ hóa chất Diclorobenzen. Hiện tại, băng phiến thế hệ cũ được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do rẻ tiền, dễ sản xuất hơn. Riêng ở Mỹ và châu Âu, loại này rất ít được sử dụng vì độc tính cao.

Cần lưu ý không lại nhầm băng phiến với long não dùng trong y học. Loại này được chiết từ một loài cây mọc ở các nước nhiệt đới cũng có tên là cây long não. Thành phần chính là chất Camphor có tính sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, kích thích thần kinh, gây sảng khoái hưng phấn nhẹ.

Camphor dùng trong y học thường ở dưới dạng tinh dầu dùng ngoài da và có trong thành phần các loại thuốc ho, thuốc tai mũi họng, hoặc một số thuốc chống suy nhược mệt mỏi với liều thích hợp. Nếu dùng liều cao vẫn có khả năng gây ra ngộ độc.

Băng phiến dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách "Tân tu bản thảo", còn gọi là long não hương, phiến não, mai hoa não, mai phiến, ngãi nạp hương, ngãi phiến, từ bi.

Băng phiến vị cay, đắng tính hơi hàn, qui kinh Tâm tỳ phế. Tác dụng dược lý của Y học cổ truyền cho rằng, băng phiến có tác dụng khai khiếu, tịch uế chỉ thống. Chủ trị chứng trúng phong đàm quyết, kinh giản, bụng ngực đau lạnh.

Một nghiên cứu y học hiện đại còn cho biết, băng phiến có tác dụng giảm đau thần kinh ngoại biên, giảm đau xương khớp. Tác dụng này của băng phiến được thể hiện trong các bài thuốc Đông y trị sưng, đau khớp do thoái hóa.

Một trong những bài thuốc cổ phương nổi tiếng là thuốc đắp ngoài da Cốt Thống Linh, đây là bài thuốc chữa thoái hóa khớp của dân tộc Di ơ vùng Vân Nam – Trung Quốc.

Trong đó, băng phiến được phối hợp với một số thảo dược có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hóa ứ, tiêu viêm, giảm đau khác như: Ô đầu, huyết giác, nhũ hương, một dược, gừng tạo thành một công thức toàn diện vừa giúp giảm đau, chống viêm, vừa tăng cường tuần hoàn sụn khớp, ngăn chặn và làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, thuốc không gây tác dụng phụ toàn thân.

Dưới đây là một số bài thuốc có chứa băng phiến:

* Trị chứng huyễn vựng (đau đầu, chóng mặt): Dùng Nhĩ châm, mỗi lần chọn 2 bên huyệt Thần môn, não, dưới vỏ não, Tâm, Giao cảm 2 – 3 huyệt. Lấy băng phiến bằng hạt gạo, bỏ giữa 1 miếng cao dán 0,5 x 0,5cm dán vào huyệt, 3 ngày thay 1 lần, 4 lần là một liệu trình. Tác giả đã trị 77 ca bệnh nhân từ 1 đến 2 liệu trình. Kết quả khỏi 53 ca (68,8%), tiến bộ 22 ca (28,6%), tỷ lệ kết quả chung 97% (Tôn Quốc Chương, Tạp chí Trung Y Hà Nam 1986, 4:14).

* Trị nhiễm trùng ngoại khoa: Đối với trường hợp chưa thành mủ hoặc chưa vỡ mủ, dùng băng phiến, mang tiêu theo tỷ lệ 1:10 tán bột trộn đều, mỗi lần dùng lượng vừa đủ bôi vào giữa miếng gạc dày 0,5cm dán vào chỗ đau, 2 – 3 ngày thay 1 lần. Trị 230 ca, bình quân thay thuốc 3 lần đều khỏi (Trương Liên Xuân, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984, 5:272).

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất