| Hotline: 0983.970.780

Bánh kẹo Trung Quốc 'đội lốt' các thương hiệu 'mạnh' tràn vào thị trường tết

Thứ Tư 16/01/2019 , 09:30 (GMT+7)

Như NNVN đã đưa tin, Đội 6, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an Hà Nội) phối hợp với Đội quản lý thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) bắt giữ một vụ buôn lậu hàng tấn bánh kẹo dành cho trẻ em giả nhãn mác Thái Lan, Hàn Quốc.

15-51-40_1
Bánh kẹo Trung Quốc “đội lốt” xuất xứ Thái Lan được bán tại một đại lý ở xã La Phù

Trong số bánh kẹo bị thu giữ, có nhiều loại dành cho trẻ em, dưới dạng kẹo cao su, bánh xốp… với bao bì bắt mắt. Nhưng khi mở ra lại có mùi hắc xộc lên rất mạnh. Chủ quầy hàng bán bánh kẹo trên phố Mạc Thị Bưởi, quận Hoàng Mai thừa nhận là chủ của lô hàng.

Mặc dù trên nhãn mác lô hàng bánh kẹo ghi xuất xứ Thái Lan, Hàn Quốc, nhưng theo khai nhận của người vận chuyển, toàn bộ số lô hàng lại có xuất xứ từ Trung Quốc. Ước tính trọng lượng lô hàng hơn 1 tấn. Đại uý Hoàng Thị Việt Hà, cán bộ Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Hà Nội cho biết: “Hơn 1 tấn hàng bánh kẹo giả nhãn mác xuất xứ từ Thái Lan, Hàn Quốc này mua hết 30 triệu đồng, nhưng khi bán lời gấp nhiều lần”.

Lần theo lời khai của chủ đại lý trên phố Mạc Thị Bưởi, lực lượng liên ngành tức tốc di chuyển về khu vực Chùa Tổng (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Đây được mệnh danh là thủ phủ bánh kẹo “dởm” giá rẻ của miền Bắc.

Sẩm tối, hoạt động kinh doanh, mua bán ở đây vẫn nườm nượp. Xe tải tứ xứ đổ về đây “ăn hàng”, người người qua lại đông đúc. Sau khi xác định được vị trí của đại lý Đạt Nga – lực lượng chức năng đã tiến hành các thủ tục kiểm tra, khám xét. Góc khuất đen tối phía sau hoạt động kinh doanh những sản phẩm bánh kẹo dởm này dần lộ diện.

15-51-40_6
Lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động kinh doanh tại đại lý bán bánh kẹo Đạt Nga

Đây là một kho hàng khá lớn. Tuy nhiên, nơi “trú ẩn” của các sản phẩm bánh kẹo Trung Quốc “đội lốt” xuất xứ từ Hàn Quốc, Thái Lan lại khá kín đáo. Chúng được phủ lên bởi một tấm bạt xanh rất bụi bặm, cạnh đó là vỏ bánh kẹo, vỏ chai và các loại rác giống như nơi chứa phế thải.

Các loại bánh kẹo như socola ốc quế; trứng King EGG, đậu phộng, kẹo Ticky, Original OatChoco, kẹo que phát sang… với những tên gọi lạ lẫm. Thậm chí, có bao bì nhãn mác toàn chữ Hàn Quốc, chúng tôi không thể biết tên gọi của nó, chỉ biết rằng, mặt hàng này được chủ đại lý quảng cáo là bán rất chạy. Nhưng nơi sản xuất thì không lại phải là Hàn Quốc.

Theo chủ đại lý, số hàng hoá trên được mua từ những thương lái đến mời chào. Vì thấy có lợi nhuận thì nhập về bán. Ở đây có 10% là bánh kẹo Trung Quốc, 40% là bánh kẹo trong nước, còn lại là hàng gia công. Sở dĩ, nhiều mặt hang không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc bởi nếu lấy hoá đơn đỏ thì giá sản phẩm sẽ bị đội lên cao, không thể cạnh tranh được với các đại lý khác ở chợ. Bởi mỗi thùng bánh, kẹo giao buôn chỉ có lãi từ 2.000 – 5.000 đồng.

15-51-40_2
Bánh kẹo Hàn Quốc không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ
Khoảng 2 tấn bánh kẹo giả nhãn mác của Hàn Quốc, Thái Lan; bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ tại đại lý này đã bị lực lượng chức năng thu giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, dấu hỏi được đặt ra là, đã có bao nhiêu tấn sản phẩm bánh kẹo “dởm” đã được tung ra thị trường từ trước đó? Có bao nhiêu cơ sở kinh doanh bánh kẹo “hồn Trương Ba da hàng thịt” đang ngang nhiên hoạt động, thách thức quy định của pháp luật?

 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm