| Hotline: 0983.970.780

Bánh phồng ngày Tết

Thứ Ba 28/01/2014 , 14:59 (GMT+7)

Theo những người cao tuổi ở miền sông nước Cửu Long, bánh phồng đã có mặt trong đời sống cư dân miền sông nước này từ thập niên 40 – 50 ở thế kỷ trước.

Theo những người cao tuổi ở miền sông nước Cửu Long, bánh phồng đã có mặt trong đời sống cư dân miền sông nước này từ thập niên 40 – 50 ở thế kỷ trước.

Không ai rõ “tác giả” nhưng hầu như nhà nào cũng biết làm và thích ăn loại bánh dân dã này. Lúc tôi còn nhỏ mỗi khi gió bấc thổi mạnh, lúa ngoài đồng vàng mơ thì làng xóm rộn ràng chuẩn bị quết bánh phồng ăn tết.

Tết đến, bất kể nhà khá giả hay khó khăn cũng có một vài ổ bánh phồng, bởi đây là món ăn không thể thiếu trong ngày tết. Nếu nói bánh phồng là loại ăn chơi cũng đúng, nhưng nó đặc biệt hơn những món thông thường khác bởi không phải lúc nào cũng có, chỉ khi đầu mùa gặt.


Xuân về nhà nào cũng quết bánh phồng nếp

 
Viên bột để cán bánh phồng nếp

Nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp ngon, dẻo mà nông dân gọi là nếp rặt, mới quết được bánh phồng. Bởi vậy, nhà nào cũng dành một hai công đất để cấy nếp. Ba tôi cũng để mấy công làm đất thật kỹ, lúc thu hoạch đã cẩn thận lựa lại từng bông rồi mới đem đi đạp bằng chân hay đập cặp, chứa riêng để sử dụng cả năm.

Riêng nếp hột để quết bánh phồng trước khi làm phải đổ ra mâm, loại bỏ những hạt gạo lẫn để nếp thật dẻo, bánh phồng mới xốp, khi nướng thì phồng to. Chắc cái tên cũng được đặt từ đặc tính này. Hương thơm nồng nàn của nếp mới từ ngoài đồng tràn về khắp ngõ xóm, quyện trong cái nắng hanh hanh mùa gió chướng len vào từng căn bếp nhỏ.

Xuân về nhà nào cũng phơi vài chiếu bánh phồng, đây cũng là tín hiệu đón xuân nơi làng quê yên bình giản dị. Làm bánh phồng không có công thức, chỉ quen tay quen mắt và kinh nghiệm của người trước truyền lại.

 Trước tiên, đem ngâm nếp với men nấu rượu và củ thơm (khoảng 2 – 3 ngày), sau đó đem đãi thật sạch, để ráo nước rồi bắt lên xôi, đây là công đoạn khó bởi xôi phải vừa mềm, không quá khô, quá nhão. Quết bánh phồng phải có nhiều người, không khí thật vui và hết sức nhịp nhàng. Người quết người vùa (đảo bột), nước cốt dừa pha với đường thắng kẹo cho vô từng đợt, mỗi cối giã vài trăm chày mới xong. Khi bột nhuyễn, người khéo phân bột thành từng cục nhỏ đều tay để cán, từng chiếc bánh trải đều trên mặt chiếu.

Những người xa quê khó mà quên được tiếng chày phập phồng quết bánh phồng mùa giáp tết, vang đều khắp cả xóm từ sáng tinh mơ. Tiếng chày âm âm trong giấc chiêm bao tuổi thơ và vang mãi trong nỗi nhớ của người xa quê. Bánh phồng nếp có ngon hay không chủ yếu là nhờ quết kỹ, quết khéo. Đó là bí quyết của nghề làm bánh phồng nếp mà chẳng ai nói ra. Chỉ có bàn tay kinh nghiệm của người vùa bột mới cảm nhận được khi nào thì bột đủ dẻo, vừa tới bánh.


Các chị cán bánh phồng nếp

 Ở miền sông nước thường có lệ hùn hạp, đổi công, mỗi nhà thay phiên nhau quết bánh. Cánh thanh niên thì lãnh nhiệm vụ cầm chày, cánh phụ nữ thì đảo bánh. Chày vừa rút lên là các chị dùng tay nhúng nước cốt dừa có pha đường đảo bánh. Các bà mẹ lo xửng để bánh, các chị viên bột bánh tròn bằng trái quýt hồng, rồi cán cho đều tay, mỏng đều, to bằng cái mâm nhỏ, lũ trẻ đem phơi bánh phồng ở ngoài nắng.

Những bàn tay khéo léo cán bánh của mẹ, nõn nà thoăn thoát của chị, những bàn tay loi choi của bé đòi vò bánh, rồi lời khen chê của chị, tất cả ríu rít vang lên trong không khí quết bánh phồng đón xuân thật rôm rả, nhộn nhịp.

Chiếu dùng để phơi bánh phồng phải là chiếu mới, được xử lý sạch trước khi phơi bánh. Nếu không, sợi gai dệt chiếu sẽ dính bánh, nhìn không đẹp. Nắng tốt, phơi chừng nửa ngày là khô, gỡ bánh ra, phải xốc xới và quạt cho thật nguội mới sắp bánh. Nếu không, bánh phồng sẽ bị chảy đường và dính khó gỡ. Bánh phồng nếp ngon là phải mỏng đều, không lẫn hột nếp. Điều quan trọng nhất để có được bánh phồng nếp thơm ngon, xốp đều, hương vị đậm đà, là người thợ làm bánh phải giã lúc xôi còn nóng, phải giã đều tay, từ nhẹ đến mạnh dần... khi xôi đã dính thành bánh.

Khi ăn đem nướng trên bếp lửa hồng, bánh phồng lên tròn trịa, mùi thơm tỏa ngào ngạt. Bánh phồng nếp miền Tây có hương vị riêng bởi có nước cốt dừa bổ sung vào bột nếp. Khi ăn có vị bùi béo, mùi thơm của tinh túy trái dừa làm nên cái bánh tráng vừa giòn, lại dày dặn và hấp dẫn, không thể thiếu trong ngày tết của nông thôn vùng sông nước.


Phơi bánh phồng nếp dưới nắng xuân

Trong suốt quá trình chế biến chiếc bánh phồng từ hột nếp, cách cho ăn nước đường, nước cốt dừa, cách quết, cán, phơi và cuối cùng là nướng, mỗi công đoạn đều để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm sâu đậm và gợi nhớ vô cùng. Ngày tết, họ hàng quây quần bên bộ ván giữa nhà, bánh phồng được nướng bằng lửa rơm nổi dầy và vàng ươm màu mật. Ly trà bốc khói cùng nhau rôm rả câu chuyện được mùa, chuyện xóm làng đón dòng điện sáng, con lộ mới hoàn thành, chiếc cầu nối liền đôi bờ sông không còn cách trở...


Bánh phồng nếp được nướng bằng lửa rơm nổi dầy và vàng ươm màu mật

Bao nhiêu nhọc nhằn của năm cũ trôi đi, còn lại trong lòng mọi người sự ấm áp chân tình giữa không gian nhộn nhịp ngày xuân với hương thơm mùi vị nếp mới giòn rụm, thao thao đầu lưỡi. Phải chăng bánh phồng đã góp thêm bản sắc văn hóa phương Nam khi đón xuân về.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm