| Hotline: 0983.970.780

Bánh tro Bạch Thạch

Thứ Ba 24/01/2012 , 11:51 (GMT+7)

Để có một đĩa bánh tro mời khách thưởng thức một cách nhẹ nhàng thanh lịch, người làng Bạch Thạch đã phải kỳ công chuẩn bị từ nhiều tháng trước tết...

Những ngày đầu năm mới, trên mâm cỗ cúng gia tiên của xứ Đoài quê tôi có nhiều món ngon và lạ như gà Mía, giò chả, ninh, nem, măng mọc… đến các loại bánh. Nhưng hấp dẫn hơn bởi màu sắc óng ánh nhựa mận với vị nồng mát, dễ tiêu, an lành là những chiếc bánh tro Bạch Thạch mềm mọng như những quả chuối tiêu, được đổ tràn mật mía sóng sánh thơm ngon.

Ký ức tuổi thơ tôi còn sống động kỷ niệm những buổi chiều 30 Tết lẽo đẽo chạy theo mẹ vượt cầu treo vắt qua sông Tích để đến nhà bà ngoại tôi ở thôn Bạch Thạch, xã Hòa Thạch (Quốc Oai- Hà Nội). Để rồi khi về, bà lại cho tôi một xâu dài những chiếc bánh tro mềm nóng nũng nịu dễ thương như cổ tay em bé mới lớn. Cho đến tận bây giờ, trong tôi vẫn còn rõ nét đĩa bánh tro màu hổ phách ngọt mát thơm nồng.

Sau này, tôi đã qua nhiều làng mạc, chui qua bao đố cửa ăn Tết ở nhiều nơi, nhưng cũng không thể nào quên được những chiếc bánh tro ăn bằng mật mía vừa nồng nàn vừa ngọt mát của bà ngoại tôi được làm ra từ thôn Bạch Thạch bên hữu dòng Tích Giang của xứ Đoài. Nhớ về vị an lành của những chiếc bánh tro, tôi trở về làng Bạch Thạch tìm hiểu mới thấy được sự công phu của những người thân đã làm ra chiếc bánh rất ngon miệng và lạ lẫm vô cùng. Nó hoàn toàn khác hẳn với cách thức làm bánh tro của nhiều vùng quê khác.

Để có một đĩa bánh tro mời khách thưởng thức một cách nhẹ nhàng thanh lịch, cùng nước mật mía (nấu nóng chảy), người làng Bạch Thạch đã phải kỳ công chuẩn bị từ nhiều tháng trước tết. Bà Đỗ Thị Nga thôn Bạch Thạch cho biết: "Vào dịp tháng 8 hàng năm, người làng Bạch Thạch bắt đầu thu hoạch những cây vừng lấy hạt và nhặt những quả trẩu ở những khu vườn hoang đem về phơi khô lấy vỏ rồi đốt cháy thành tro than. Sau đó thả tro vào vại nước, 1 kg tro hòa tan với khoảng 30 lít nước và 5 lạng vôi cục đợi cho lắng đọng tro và vôi thì gạn lấy nước trong, cất đến tết gói bánh tro- điều này khác với nhiều nơi dùng rơm nếp và quả xoan phơi khô để đốt lấy than”.

Chính vì thế mà dân gian gọi thứ bánh làm ra từ lửa tàn nước lạnh này là bánh tro (hay bánh gio). Một điều quan trọng, muốn cho bánh có màu óng ánh như nhựa từ thân cây mận (màu hổ phách), thì theo bà Nga nên chọn những củ măng tre (nếu là măng nhánh thì càng tốt) đem về nướng để gác bếp hoặc phơi khô (cấm kỵ việc luộc măng). Khi gói bánh tước măng thành sợi nhỏ trộn với gạo nếp cái hoa vàng và ngâm nước tro khoảng 5 - 6 tiếng khi bấm hạt gạo thấy bở thì vớt ra, để ráo nước dùng những chiếc lá dong loại nhỏ bằng bàn tay gói như gói bánh chưng rồi gấp 2 đầu lá dong lại, dùng dây lạt giang được tước nhỏ để quấn bánh gọi là giàng bánh. Khi giàng bánh lưu ý buộc lỏng để bánh nở.

Bí quyết muốn cho bánh tro mềm lâu, không bị rắn có thể để đến ngoài rằm tháng Giêng thì phải dùng tro của nhiều cây vừng hạt trẩu. Nhất là khi gói bánh đặc biệt phải tránh dính mỡ, để khỏi hỏng bánh. Bánh gói xong cho vào nồi đổ ngập nước đun chừng 5- 6 tiếng thì bánh nhừ. Khi vớt ra cho bánh vào chậu nước lạnh, đợi bánh nguội thì bóc ra bày lên đĩa. Bánh tro có thể dùng chính những dây giàng bánh hoặc dùng đũa “cắt” ra từng khoanh, rồi chấm với mật mía đã được đun nóng chảy. Khi ăn bánh tro sẽ có một miếng bánh mềm mát trơn, có vị nồng nồng, ngọt mát rất dễ ăn mà lâu ngán.

Bà Nga cũng cho biết thêm, theo kinh nghiệm dân gian, bánh tro không những giúp người ăn dễ tiêu hóa mà còn chữa được kiết lỵ. Ngày tết, thưởng thức một đĩa bánh tro Bạch Thạch thấy nhẹ nhõm tâm can, tâm hồn thật thư thái vui vẻ chơi xuân.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm