| Hotline: 0983.970.780

Bão Bebinca đổi hướng, vào vịnh Bắc Bộ sớm 16/8

Thứ Ba 14/08/2018 , 14:06 (GMT+7)

Bão Bebinca sẽ giảm cấp khi vào vịnh Bắc Bộ, nhưng vẫn gây mưa rất to cho miền Bắc và Bắc Trung Bộ trong ngày 15-17/8.

Một ngày sau khi hình thành, 10h sáng nay bão Bebinca vẫn đang ở vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sức gió tối đa 75 km/giờ, cấp 8, giật tăng hai cấp. 

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Bebinca. Ảnh: NCHMF.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm nay, bão di chuyển chậm 5 km/h theo hướng Đông sau đó quặt sang hướng Tây Bắc và có thể mạnh lên. Đến 10h ngày 15/8, tâm bão trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sức gió tối đa 90 km/giờ, cấp 9, giật tăng hai cấp. 

Bão sau đó men theo bờ biển tỉnh Quảng Đông, vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và vào vịnh Bắc Bộ sớm 16/8. Đi cả quãng đường dài, chịu ma sát với đất liền, Bebinca sẽ giảm cấp, còn khoảng cấp 8. Đến tối 16/8, bão đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Cơ quan khí tượng Việt Nam dự báo đường đi của Bebinca tương tự với các đài Nhật Bản, Hong Kong, TSR (Đại học London, Anh), tức là sau khi thoát khỏi sự  tương tác với Yagi (do bão đã tan sau khi vào Thượng Hải, Trung Quốc), bão quay ngoắt từ hướng Đông sang Tây. Tuy nhiên, các đài quốc tế cho rằng sau khi vượt qua đảo Hải Nam, bão suy yếu chỉ còn áp thấp nhiệt đới.
 

Bão gây mưa to, lũ lên báo động 3

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ chiều 15/8, hoàn lưu phía Tây của bão bắt đầu ảnh hưởng tới Bắc Bộ, gây mưa rào và giông. Ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình và Thanh Hóa có mưa vừa, một số nơi mưa to (50-100 mm trong 24 giờ). 

Từ đêm mai đến ngày 17/8, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to, tổng lượng mưa cả đợt khoảng 250-350 mm. Lũ trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long lên với biên độ 2-4 m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An lên 3-6 m vào ngày 16-18/8.

Đỉnh lũ trên các sông Đà, Thao, Hoàng Long, Bùi (Hà Nội), Bưởi (Thanh Hóa) có khả năng lên mức báo động 2-3. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ngập úng tại các vùng trũng thấp.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai sáng 14/8, Cục ứng phó thiên tai cho hay các hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang đều có mực nước cao hơn quy định. Cụ thể, mực nước hồ Sơn La đang cao hơn 8 m; Hòa Bình cao hơn 3,2 m và Tuyên Quang cao hơn 1,4 m. Hiện hồ Hòa Bình đang mở 3 cửa xả đáy, Sơn La một cửa, hồ Tuyên Quang một cửa.

Đại diện một số đơn vị liên quan đề nghị tính toán kỹ, tham vấn ý kiến các cơ quan tư vấn để tham mưu cho Thường trực Ban chỉ đạo phương án vận hành các hồ chứa lớn đảm bảo an toàn.

Bebinca là cơn bão thứ tư trên biển Đông trong năm nay. Cơ quan khí tượng dự báo, tổng số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông năm 2018 khoảng 12-14 cơn, trong đó số vào đất liền Việt Nam khoảng 4-6.

(VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm