| Hotline: 0983.970.780

Bão có thể mạnh tới mức nào?

Thứ Ba 19/10/2010 , 14:44 (GMT+7)

Giới khoa học đều thống nhất cho rằng sức mạnh của một cơn bão không thể tăng tới mức vô tận.

Giới khoa học cho rằng sức mạnh của bão không thể tăng tới mức vô tận và cơn bão mạnh nhất mà con người đo được di chuyển với tốc độ tương đương những tàu siêu tốc nhanh nhất ngày nay.

Một người dân dọn dẹp những cành cây gãy do bão Megi ở Philippines hôm 18/10

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển. Các cơn bão hình thành khi một tâm áp thấp xuất hiện cùng một hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể tạo ra gió và dẫn tới sự hình thành của các đám mây bão. Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được dùng cho bão nhiệt đới, kèm theo gió mạnh và mưa lớn. Gió xoáy có cấp từ 6 đến 7 (theo thang đo Beaufort) trên một diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên một diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn được gọi chung là bão.

Ngoài thang đo Beaufort còn có thang đo Saffir-Simpson. Theo thang đo Saffir-Simpson thì cấp mạnh nhất của bão là 5. Livescience cho biết, bão cấp 1 có tốc độ từ 118 tới 152 km/h. Một cơn bão cấp 5 di chuyển với tốc độ từ 250 km/h trở lên. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nếu cấp số 6 ra đời, những cơn bão trong cấp đó sẽ có tốc độ từ 280 tới 314 km/h.

Bão tăng sức mạnh nhờ những vùng nước ấm trong đại dương. Trong bối cảnh trái đất đang ấm lên, nhiệt độ bề mặt đại dương cũng tăng. Vì thế, giới khoa học dự đoán các cơn bão cũng mạnh hơn.

Nhưng các nhà vật lý quả quyết rằng sức mạnh của bão không thể tăng tới mức vô cùng. Căn cứ vào những điều kiện của khí quyển và đại dương trên trái đất ngày nay, Kerry Emanuel – một nhà khí tượng học của Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ, cho rằng tốc độ tối đa của bão là 304 km/h.

Mặc dù vậy, ngưỡng giới hạn trên đối với tốc độ của bão không phải là con số tuyệt đối. Nó có thể thay đổi theo những biến động của khí hậu. Giới khoa học dự đoán do tình trạng nóng lên của trái đất vẫn tiếp tục, cường độ tối đa của bão sẽ tăng trong tương lai.

Emanuel cùng một số nhà khí tượng nhận định rằng, nếu nhiệt độ bề mặt đại dương tăng thêm một độ C thì tốc độ bão sẽ tăng thêm 5%.

Nhưng Chris Landsea, một chuyên gia của Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, không đồng ý với dự đoán này. Landsea cho rằng, ngay cả khi nhiệt độ bề mặt đại dương tăng thêm 6 độ C trong thế kỷ này thì tốc độ gió cũng chỉ tăng thêm 5%. Điều đó có nghĩa là tốc độ của bão không thể vượt quá 320 km/h.

Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Khí tượng Thế giới, năm 1961 siêu bão Nancy ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đạt tốc độ tối đa tới 344 km/h.

Vào ngày 12/4/1934, một cơn bão tràn qua núi Washington, bang New Hampshire, Mỹ với tốc độ 370 km/h. Nhưng đó vẫn chưa phải là cường độ cao nhất của bão. Trong một trận lốc xoáy tại bang Oklahoma, Mỹ, các nhà khoa học đo được tốc độ gió là 509 km/h.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm