| Hotline: 0983.970.780

Báo động thiếu hụt i-ốt

Thứ Ba 16/04/2013 , 10:11 (GMT+7)

Trước đây, nhiều người cho rằng, việc thiếu I-ốt sẽ gây nên bướu cổ, điều này chỉ đúng một phần, vì thiếu I-ốt còn gây nhiều hậu quả khác.

I-ốt là một nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và là một chất rất cần thiết cho cơ thể con người, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng phải cung cấp đều đặn hàng ngày. I-ốt cần cho sự tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp gọi là thyroxin, đây là một chất có tác dụng thúc đẩy quá trình làm việc của mọi tế bào.

Trước đây, nhiều người cho rằng, việc thiếu I-ốt sẽ gây nên bướu cổ, điều này chỉ đúng một phần, vì thiếu I-ốt còn gây nhiều hậu quả khác. Có thể tóm tắt hậu quả từ việc thiếu I-ốt ở 4 thời kỳ như sau:

- Bào thai: Thiếu I-ốt gây sảy thai, tăng tử vong chu sinh, khuyết tật bẩm sinh, đần độn thể thần kinh (thiểu năng trí tuệ, điếc, câm, liệt cứng 2 chi dưới), đần độn thể phù niêm (thiểu năng trí tuệ, lùn).

- Sơ sinh: Thiếu I-ốt gây bướu cổ sơ sinh, thiểu năng tuyến giáp.

- Trẻ em và thiếu niên: Thiếu I-ốt gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp, cơ thể chậm phát triển.

- Người lớn: Thiếu I-ốt gây bướu cổ và biến chứng, thiểu năng tuyến giáp, trí tuệ kém phát triển, sức lao động kém.

Như vậy, hậu quả của thiếu I-ốt sẽ trầm trọng hơn nếu thiếu trong giai đoạn bào thai và 3 năm đầu đời vì làm tế bào thần kinh giảm phát triển về số lượng và chất lượng, dẫn đến đần độn, chậm phát triển về trí tuệ.

Bướu cổ do thiếu hụt I-ốt gọi là bướu cổ đơn thuần, bướu cổ địa phương hay bướu cổ không độc. Bướu cổ đơn thuần nói chung không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, ngoại trừ bướu quá lớn, gây chèn ép các cơ quan lân cận gồm khí quản, thực quản, dây thần kinh và ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc biến chứng ung thư hóa.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh (ăn uống không đủ I-ốt hàng ngày) lại quan trọng hơn bản thân bệnh vì những hậu quả tiềm ẩn khác tính trên mức độ cộng đồng và những hậu quả này, khi đã xảy ra, chúng ta không thể ăn bù gấp đôi lượng I-ốt để sửa chữa được.

Trước đây, người ta cho rằng bệnh thiếu I-ốt xảy ra chủ yếu ở đồng bào miền rừng núi, do thiếu các sản phẩm thực phẩm từ biển và muối. Tuy nhiên, số liệu điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Bộ Y tế) trong những năm qua cho thấy, độ bao phủ muối có nồng độ I-ốt đủ để phòng bệnh, mức I-ốt niệu (chỉ số trung gian đánh giá nồng độ I-ốt trong máu) tại các tỉnh đồng bằng, thành phố cũng đáng báo động, kể cả các thành phố lớn.

Đợt điều tra gần đây cho thấy, các chỉ số này giảm nghiêm trọng so với năm 2005. Theo nghiên cứu của một số Trung tâm Y tế tỉnh, thành phố thì tỷ lệ hộ dân sử dụng muối I-ốt thường xuyên đang giảm hàng năm. Năm 2011, 60% hộ có bọc muối I-ốt hoặc bột nêm I-ốt trong bếp ăn gia đình, năm 2012 là 41%, trong khi yêu cầu độ bao phủ muối I-ốt là phải đạt 90% hộ gia đình.

Mức I-ốt niệu là con số phản ánh trung thực mức I-ốt hàng ngày của con người. Để đủ khả năng phòng bệnh thiếu hụt I-ốt thì mức I-ốt niệu trung vị phải đạt từ 100mcg/1 lít nước tiểu. Ngoài ra, phụ nữ thường thiếu I-ốt, do nhiều người không thích ăn cá biển, ít dùng rong biển; một số rau họ cải cũng làm cản trở sự hấp thu I-ốt khi ăn sống.

Lượng I-ốt cần dùng mỗi ngày

Ngoài muối I-ốt hiện có trên thị trường, còn có các sản phẩm khác sử dụng muối I-ốt như: Bột canh, bột nêm, nước tương I-ốt. Ngoài ra, các bà nội trợ nên tăng cường các thức ăn từ biển như: Cá biển, rong biển. Khi sử dụng rau họ cải thì nên nấu chín để các chất thioglucoside là các chất kháng I-ốt bị tiêu hủy.

Mỗi ngày, chúng ta cần khoảng 150mcg I-ốt (mcg đọc là micrôgam = 1/triệu gam); trẻ em cần dùng ít hơn, trong khi phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cần nhiều hơn (khoảng 200mcg).

Hàm lượng pha I-ốt tại nơi sản xuất là 40ppm (phần triệu) nhưng trong quá trình lưu thông, I-ốt sẽ mất đi và thực tế chỉ còn khoảng 20ppm (tương đương 200mcg/10g muối). Một người cần một lượng I-ốt là 150mcg thì phải dùng 7,5g muối I-ốt hàng ngày. I-ốt còn được cung cấp bởi thức ăn khác, nước uống, không khí nên lượng muối I-ốt cần cho một người hàng ngày sẽ là khoảng 6g.

Đây là mức muối được các nhà y học khuyến cáo, vì nếu ăn trên số đó sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và loãng xương. Những người lao động nặng có thể dùng hơn con số 6g muối I-ốt hàng ngày, do I-ốt thất thoát qua mồ hôi.

Để phòng các rối loạn do thiếu hụt I-ốt, cần sử dụng muối I-ốt hàng ngày trong chế biến các loại thức ăn. Muối I-ốt giá rẻ, không đắt hơn so với muối thường bao nhiêu, vì hiện đang được Nhà nước trợ giá và lượng sử dụng hằng ngày không nhiều. Khi bảo quản muối I-ốt nên đậy nắp kín, tránh ẩm ướt và để xa bếp lửa hoặc ánh sáng mặt trời và không nên rang vì sẽ làm mất I-ốt.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm