| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ hết lộn xộn?

Thứ Hai 12/04/2010 , 10:26 (GMT+7)

“Ngành mía đường đang rất lộn xộn”, đó là nhận xét của bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Biên Hoà.

Ngành mía đường đang rất lộn xộn”, đó là nhận xét của bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Biên Hoà.

>> Ngành đường của ai?
>> Cần ''thay máu'' phương thức mua mía
>> ''Lỗ hổng'' nguyên liệu mía
>> Thăng trầm cây mía, hạt đường

Sự lộn xộn của ngành mía đường, trước hết vẫn là chuyện “nóng” muôn thuở: giành giật nhau mua mía nguyên liệu. Theo Hiệp hội Mía đường VN, trong niên vụ này tình trạng các Cty kiện cáo nhau về chuyện giành giật mua mía nguyên liệu vẫn xảy ra như cơm bữa. Các Cty CP đường Gia Lai và Bình Định khiếu nại Cty CP Kon Tum. Cty đường Việt- Đài khiếu nại các Cty đường Lam Sơn và Cty đường Hoà Bình. Cty KCP khiếu nại các Cty CP đường Bình Định và Gia Lai về việc mua mía trong vùng đầu tư của họ. Cty CP đường Phan Rang đề nghị Cty CP đường Khánh Hoà không nên dùng chính sách khuyến mãi để thu hút mía trong vùng đầu tư của Phan Rang…

Và tâm điểm của sự lộn xộn trong chuyện tranh giành mua mía nguyên liệu vẫn đang thuộc về khu vực ĐBSCL. Trong niên vụ này, các NM ở đây đã từng ngồi lại và cam kết với nhau rằng sẽ mua mía theo khung giá thống nhất và luân phiên ngừng ép 10 ngày trong các tháng 10 và 11/2009 để không gây sức ép về nguyên liệu. Tuy nhiên, cam kết một đằng, các NM lại thực hiện một nẻo khi tung ra chiêu trợ giá để thu hút mía và không thèm ngừng ép theo đúng quy định chung. Vì thế, giá mía ở một số nơi thuộc ĐBSCL, có lúc đã lên tới 1,5 triệu đ/tấn. Ông Nguyễn Thành Long, TGĐ Cty CP đường Cần Thơ đã phải thốt lên rằng “Chỉ với 10 NM thôi mà vùng mía ở ĐBSCL đã nát bấy ra rồi”.

Chuyện mua mía lộn xộn tới mức trong Hội nghị ngành mía đường, bà Phạm Thị Sum phải năn nỉ các NM đừng giành giật nhau nguồn nguyên liệu nữa. Còn bà Phạm Thị Thu Hương, TGĐ Cty CP Bourbon phải cảnh báo rằng “Các NM ở ĐBSCL không chịu đầu tư vùng nguyên liệu đến nới đến chốn mà cứ “đánh nhau” hòai để tranh mua mía. Việc này còn để kéo dài thì khi thị trường đường nước ta được mở cửa hoàn toàn, các NM sẽ tự đào thải chính mình”.

Một chuyện lộn xộn không kém là nhiều NM vẫn cố tình vào vụ ép quá sớm khi mía hãy còn khá non. Có những NM khi đưa mía vào ép mới chỉ đạt 5-6 chữ đường (theo quy định thì mía phải từ 8 chữ đường trở lên mới đưa vào ép). Bởi thế, đầu vụ mía 2009/2010, đã có không ít NM phải ép tới 16 tấn mía mới ra nổi một tấn đường. Điều đáng lo ngại sự tình trạng ép non đã không còn là "độc quyền" của các NM vùng ĐBSCL mà đã lan tới cả vùng Đông Nam bộ. Và sự ép non này, cũng chính là một trong những nguyên nhân đã khiến cho sản lượng đường trong niên vụ này khó đạt nổi 1 triệu tấn.

Vào thời điểm này, không ít NM đã phải chịu thiệt do cố tình ép mía quá non hoặc đã tranh mua mía với giá quá cao. Thế nhưng, theo phân tích của nhiều chuyên gia mía đường, người phải chịu thiệt thòi nhất bởi sự lộn xộn, yếu kém của ngành mía đường nước ta, cuối cùng vẫn rơi vào người trồng mía. Theo ông Đỗ Thanh Liêm, TGĐ Cty CP đường Khánh Hòa “Người trồng mía Việt Nam vẫn có thu nhập thấp bởi tỷ lệ đường thu hồi từ mía đang quá thấp”. Mà tỷ lệ thu hồi thấp này, ngoài nguyên nhân năng mía và chữ đường trong mía chưa cao, thì cũng có phần “đóng góp tích cực” của các NM khi vẫn cố tình ép mía quá non và sử dụng công nghệ cho tỷ lệ thu hồi đường thấp.

Theo một số chuyên gia mía đường, ở nhiều nước trồng mía lớn trên thế giới, người ta đưa ra công thức chuẩn về thu nhập từ giá đường. Theo đó, người nông dân sẽ được thụ hưởng 60% từ giá đường, NM hưởng 25% và lưu thông hưởng 5%. Nếu NM hưởng qúa mức nói trên, đương nhiên sẽ “ăn lạm” vào phần của người trồng mía.

Nhìn lại niên vụ mía đường 2009/2010, dù đã có những lúa giá mía ở một vài nơi bị đẩy lên cao tới mức 1,2-1,3 triệu đ/tấn. Nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi nông dân chỉ bán được mía với giá thấp hơn nhiều: ở ĐNB giá mía 10 CCS cao nhất lúc cuối vụ là 735.000-800.000 đ/tấn; ở MT- TN giá mía 10CCS lúc cao nhất trong tháng 3 vừa rồi là 850.000-1.000.000 đ/tấn; ở miền Bắc, giá mía xô tại ruộng lúc lên cao nhất trong tháng 3 vừa rồi là 600.000-700.000 đ/tấn. Trong khi đó, giá đường bán buôn lúc cao nhất lên tới 16.400-17.500 đ/kg (tháng 2/2010). Như vậy, có thể thấy, nông dân nhiều nơi đã chịu thiệt do giá mía thấp hơn nhiều so với giá đường.

Hiệp hội quá yếu?

Đánh giá về thực trạng ngành mía đường hiện nay, ông Võ Thành Đàng- Chủ tịch Hiệp hội Mía đường, đã đặt ra câu hỏi “Tại sao cây mía đang chiếm tới 300 ngàn ha gieo trồng mà mỗi năm, đất nước vẫn phải bỏ ra tới mấy trăm triệu USD để nhập đường?”. Theo ông Đàng “Nếu tổ chức tốt, ngành mía đường hoàn toàn có thể SX đủ cho nhu cầu trong nước. Bởi thế, vào thời điểm này nếu không tổ chức lại để ổn định và phát triển, thì ngành mía đường Việt Nam sẽ bị đào thải”.

Tổ chức lại ngành mía đường, người đi tiên phong và chịu trách nhiệm chính, không ai khác phải chính là Hiệp hội Mía đường. Thế nhưng, trong sự lộn xộn của ngành mía đường hiện nay, Hiệp hội Mía đường cũng có phần trách nhiệm vì theo nhiều người tiếng nói của Hiệp hội còn yếu, chưa tác động mạnh đến các đơn vị thành viên. Ông Nguyễn Thành Long thẳng thắn “Hình ảnh của Hiệp hội hiện nay chưa tốt, tiếng nói của Hiệp hội còn hạn chế”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm