| Hotline: 0983.970.780

Chuyện phía sau vùng nuôi lợn lớn nhất miền Bắc

Bao giờ hết ô nhiễm!?

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:27 (GMT+7)

Trăm phương ngàn kế của chính quyền xã cũng như tỉnh Hà Nam nhằm xử lí môi trường ở Ngọc Lũ nhiều năm qua đều đổ bể.

+ Hy vọng Cty Hoài Nam Hoài Bắc

Từ dự án chăn nuôi tập trung, công trình xử lí chất thải nhiều tỉ nay đều đắp chiếu. Có những nhà đầu tư bạo miệng sẽ bỏ ra trăm tỉ xử lí triệt để môi trường nhưng khi về khảo sát thì… một đi không trở lại.

Công trình tiền tỉ đắp chiếu

Xin được nhắc lại, dự án quy hoạch khu chăn nuôi tập trung rộng 5,3ha của xã Ngọc Lũ từ năm 2012 nay vẫn chỉ nằm trên giấy. Trước đó, năm 2009, một dự án xử lí nước thải chăn nuôi của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên- Môi trường) làm chủ đầu tư cũng đã được vạch ra tại đây. Đơn vị tư vấn là Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường, địa chỉ Long Biên - Hà Nội.

Công trình này được xây dựng tại đội 1 của xã Ngọc Lũ theo tiêu chuẩn khép kín từ khâu thu gom cho tới xử lí chất thải. Công trình nằm trên diện tích 1 mẫu với số vốn đầu tư 6,9 tỉ đồng. Các hạng mục gồm đường mạng lưới thu gom và hệ thống xử lí nước thải. Khi đi vào hoạt động, công trình sẽ giải quyết vấn đề nước thải chăn nuôi cho khoảng 200 hộ dân, nuôi tương ứng 10.000 con lợn.

Khi vận hành thử nghiệm, công trình tỏ ra hoạt động hiệu quả. Nhưng từ đầu năm 2011, sau khi Tổng cục Môi trường bàn giao lại cho chính quyền địa phương, công trình gần 7 tỉ đồng nói trên chính thức “đắp chiếu”. Ông Trần Đình Mão, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định, từ khi bàn giao, công trình chưa được vận hành dù chỉ một ngày.

15-24-44_5
Nhà chứa máy móc phục vụ công trình cửa đóng then cài

Mất 15 phút tìm đường, đi bộ xuyên qua mấy lùm cây chúng tôi đến được công trình xử lí nước thải đó. Trên bể xử lí, rêu đã đóng cặn, nổi lềnh phềnh. Các chi tiết bằng kim loại đã bắt đầu hoen gỉ. Xung quanh, cây cối mọc um tùm, bọc kín lấy bể nước.

Ông Trần Văn Hưng, người được UBND xã giao trông coi ở đây lắc đầu nguầy nguậy, xây xong rồi để đó chú à, có chạy được ngày nào đâu. Ông Hưng cho biết, máy móc, nguồn điện vẫn chạy tốt nhưng bể nước, đường dẫn nước thải thì không biết thế nào. Ba năm qua, ông Hưng vẫn phải trông coi công trình dù không được trả lương.

“Vấn nạn môi trường ở địa phương chúng tôi đang hết sức bức xúc. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện hết mức với những đơn vị có khả năng xử lí được ô nhiễm môi trường”, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lũ – Trần Đình Mão.

Theo những hộ chăn nuôi, công trình không thể hoạt động vì đường ống dẫn nước thải bị đặt ngược. Nước thải từ các hộ chăn nuôi không thể chảy về công trình mà xả thẳng xuống mương. Còn theo ông Mão, khi xã được bàn giao lại thì một số đoạn ống dẫn nước thải của công trình được xây bằng gạch đã bị vỡ. “Chúng tôi nhiều lần yêu cầu đơn vị chủ đầu tư kiểm tra, sửa chữa lại nhưng họ không sửa”, ông Mão thông tin.

Trước khi bàn giao, công trình chạy được gần 2 tháng. Nhưng sau đó đã bị cắt nguồn điện vì không bên nào chịu trả tiền điện. Số tiền điện gần 4 triệu đồng, đến nay vẫn “âm” vào ngân sách hàng năm của xã Ngọc Lũ. Chính những nguyên nhân kể trên đã khiến công trình xử lí nước thải “đắp chiếu” suốt 3 năm qua. “Xã giờ cũng chỉ để đó, cấp huyện, tỉnh, Tổng cục Môi Trường mấy năm qua cũng không có giải pháp gì, gần 7 tỷ đồng đi tong”, ông Mão nói.

15-24-44_6
Bể chứa bị rêu, cây cỏ phủ kín

Nhiều năm qua, lãnh đạo địa phương không còn nhớ nổi có bao nhiêu đơn vị xử lí môi trường về làm việc. Nhưng hầu hết, không có đơn vị nào dám bắt tay vào xây dựng sau khi đi khảo sát địa bàn. Mới đây, một Cty hoạt động trong lĩnh vực xử lí môi trường, có trụ sở đóng tại Ninh Bình gửi cho UBND một bức thư điện tử (email). Nội dung là sẽ xây dựng một hệ thống xử lí chất thải cho xã Ngọc Lũ.

Bức thư dài cả trăm trang, nhiều đến mức lãnh đạo địa phương đọc xong không nhớ được gì. Vị Giám đốc Cty này đưa ra số vốn xây dựng là 100 tỉ đồng. Ngay sau đó, lãnh đạo xã Ngọc Lũ, mà trực tiếp là Chủ tịch UBND xã Bùi Xuân Hùng đã mời vị Giám đốc về khảo sát. Quá trình khảo sát diễn ra trong một ngày. Nhưng khi khảo sát xong, vị Giám đốc không phát biểu gì thêm, rồi chuồn thẳng!

Niệm hy vọng Hoài Nam Hoài Bắc

Theo tính toán của Cty Hoài Nam – Hoài Bắc, dự án thành công, đơn vị này sẽ có nhiều nguồn thu từ tiền bán giảm phát thải, điện, năng lượng, phân hữu cơ vi sinh… Tổng doanh thu một năm từ dự án đạt khoảng trên 73 tỉ đồng, chưa kể tiền thu phí xử lí chất thải rắn.

Ngày 23/5/2014, ông Nguyễn Xuân Đông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã chủ trì Hội nghị nghe báo cáo ý tưởng “Dự án xây dựng khu liên hợp xử lí ô nhiễm thu hồi khí Biogas phát điện theo Cơ chế phát triển sạch CDM xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục”. Đơn vị đưa ra dự án là Cty TNHH MTV XD – TM – DV Hoài Nam Hoài Bắc, trụ sở tại TP Hồ Chí Mình. Đại diện Cty là TGĐ Huỳnh Viết Thanh.

Tại hội nghị, ông Thanh cho biết, dự án sẽ nằm trên diện tích khoảng 5ha, chia làm 3 phân khu xử lí. Công trình được đầu tư mới, theo hình thức đầu tư khai thác. Tổng số vốn đầu tư khoảng 210 tỉ đồng. Trong đó, đơn vị tư vấn đề nghị UBND tỉnh Hà Nam góp 1 phần vốn đối ứng là 10 tỉ đồng.

Trao đổi với NNVN, ông Huỳnh Viết Thanh khẳng định, bằng kinh nghiệm nhiều năm của một DN môi trường hàng đầu đã xử lý ô nhiễm chăn nuôi thành công cho nhiều đơn vị, địa phương bằng công nghệ tiên tiến nhất, tin chắc dự án sẽ thành công nếu nhân dân và chính quyền đồng tâm ủng hộ. Theo đó, dự kiến chỉ sau 4 năm, đơn vị sẽ hoàn vốn đầu tư.

15-24-44_7
Hầm hút chất thải của công trình bỏ hoang

Đối với UBND tỉnh Hà Nam, ông Thanh đưa ra 5 yêu cầu. Thứ nhất là đề nghị được trả phí xử lí chất thải rắn mức 10USD/tấn. Thứ hai, đơn vị này phải được ưu đãi về đất đai. Thứ ba là hỗ trợ một phần về tài chính theo đúng chính sách Nhà nước. Thứ tư, đề xuất thu của người chăn nuôi 4.000 đồng/con/tháng. Và cuối cùng là đề nghị địa phương có chính sách, quy định từng hộ dân chấp hành quy định xử lí môi trường.

Ông Thanh cho biết, dự án sẽ do chính Cty đầu tư xây dựng và vận hành. “Hiện dự án đang chờ các thủ tục thông qua. Dự án sẽ được xây dựng trong vòng 6 tháng, dự kiến sẽ khởi công vào tháng 8 năm nay”, ông Thanh thông báo.

Đại diện lãnh đạo xã Ngọc Lũ, ông Trần Đình Mão khẳng định, địa phương hết sức ủng hộ dự án. Tuy nhiên, sau nhiều lần thất bại, sự hoài nghi về kết quả của dự án là không tránh khỏi. “Nếu như dự án thành công, chúng tôi sẽ vận động nhân dân đóng góp vốn, cái gì chứ từ 7 – 10 tỉ là có thể. Dự án mà thành công, không phải 4 nghìn, 10 nghìn dân xã tôi người ta cũng sẵn sàng đóng góp”, ông Mão nói. Đồng thời, địa phương sẽ cắt một phần đất từ dự án khu chăn nuôi tập trung cho Cty Hoài Nam Hoài Bắc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm