| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ mới được cấp sổ đỏ?

Thứ Hai 15/06/2015 , 08:45 (GMT+7)

Hơn 30 năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt ở thị trấn Mỏ Cày (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) liên tục khiếu nại, cùng hai lần kiện UBND tỉnh Bến Tre ra tòa và thắng, nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ đám đất đang ở.

* Hai đời e vẫn chưa xong sổ đỏ!

Ban đầu, cha của bà là ông Nguyễn Văn Tư khiếu kiện. Nay ông Tư đã qua đời và bà Nguyệt ngửa mái đầu điểm bạc của tuổi 53 nhìn trời than thở: “Đời tôi e cũng chưa xong”.

Bởi vừa đây, ngày 20/4/2015, HĐND tỉnh Bến Tre giám sát vụ việc và ra thông báo, đề nghị gia đình bà “làm đơn khởi kiện tại TAND huyện Mỏ Cày Nam để được xem xét giải quyết”.

Khởi sự

Hồi mới giải phóng, vào năm 1976, ông Nguyễn Văn Tư mua hai mảnh đất hoang kế nhau để mở cơ sở sản xuất ở khu phố 3, thị trấn Mỏ Cày. Một mảnh hơn 1.700 m2, mảnh còn lại hơn 1.500 m2. Việc mua bán và mở cơ sở sản xuất có qua chứng thực từ ấp lên đến huyện, hàng năm đóng thuế đầy đủ.

Đang làm ăn yên lành thì năm 1983, chính quyền thị trấn đưa 3 hộ bị giải tỏa nơi khác về ở trên mảnh đất hơn 1.700 m2. Không hề có quyết định thu hồi đất của ông Tư cũng không có quyết định cấp đất cho các gia đình kia. Thấy quá vô lý, ông Tư khiếu nại ra huyện.

Năm 1994, UBND huyện ra quyết định thu hồi một phần đất để cấp cho 3 hộ (về sau cấp thêm một hộ nữa). Ông Tư khiếu nại quyết định của huyện lên tỉnh, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi hết mảnh đất.

Việc khiếu nại của ông Tư là đòi lại phần diện tích bị chính quyền lấy cho mấy hộ dân ở trên mảnh đất hơn 1.700 m2. Các quyết định của huyện và tỉnh cũng chỉ đề cập mảnh đất hơn 1.700 m2 này, vì ghi tên ông Tư. Còn mảnh đất hơn 1.500 m2, ông Tư đã cho con đứng tên và làm nhà thì không liên quan.

Với mảnh đất hơn 1.500 m2, con của ông Tư đã làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng, được chính quyền chấp thuận, tuy nhiên vì khiếu nại mảnh đất kia nên ách tắc sổ đỏ.

Kiện ra tòa

Năm 2007, ông Tư kiện UBND tỉnh ra TAND tỉnh Bến Tre yêu cầu hủy các quyết định liên quan mảnh đất hơn 1.700 m2. Sau khi thụ lý, ngày 28/2/2008, Chánh án TAND tỉnh Bến Tre làm công văn “báo cáo và xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về đường lối giải quyết vụ án”.

Công luận phát hiện ra sự xin phép này và lên tiếng, ngày 12/3/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre ra quyết định thu hồi các quyết định bị kiện. TAND tỉnh Bến Tre đình chỉ vụ kiện.

Nhưng sau đó UBND huyện và UBND tỉnh Bến Tre lại ra các quyết định (ngày 16/7/2008 và 1/9/2009) lấy đất của ông Tư. Tháng 9/2009, ông Tư tiếp tục kiện ra tòa đề nghị hủy các quyết định mới. Giữa năm 2010, tòa hành chính TAND tỉnh Bến Tre xử bác đơn của ông. Ngày 7/10/2010, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM xử phúc thẩm, hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ cho TAND Bến Tre xử lại.

Tòa hành chính TAND tỉnh Bến Tre xử lại sơ thẩm, một lần UBND tỉnh xin hoãn, lần tiếp theo vào ngày 17/8/2011, sau phần xét hỏi đi vào nghị án cho đến ngày 26/3/2012, tiếp tục tuyên bác đơn ông Tư.

Đang kiện thì ông Tư qua đời, mọi việc để lại cho bà Nguyệt. Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM thụ lý và ngày 18/10/2012, UBND tỉnh Bến Tre lại ra quyết định thu hồi các quyết định của tỉnh và hủy cả quyết định của huyện. Ngày 29/10/2012, tòa phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm và vì các quyết định bị kiện đã được rút nên đình chỉ giải quyết vụ kiện.

Như thế, sau hai lần kiện, đất của gia đình bà Nguyệt không còn các quyết định sai trái của chính quyền địa phương ban hành suốt 30 năm trước. Nhưng đến nay, gia đình bà vẫn chưa được cấp sổ đỏ đám đất.

"Ăn thua" với dân?

Khi vụ kiện lần thứ hai đang được tòa giải quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam vẫn cấp phép xây dựng cho một hộ trên đất tranh chấp. Bà Nguyệt phản đối. Ngày 13/7/2009, Chủ tịch UBND huyện Lê Minh Tấn ban hành thông báo: dù cấp phép xây dựng thì nếu gia đình bà Nguyệt thắng kiện vẫn phải giao đất cho gia đình bà Nguyệt. Cam kết giấy trắng mực đen của Chủ tịch huyện Lê Minh Tấn đang bay theo gió.

Gần 3 năm qua kể từ ngày thắng kiện UBND tỉnh lần thứ hai, việc giải quyết quyền lợi cho gia đình bà Nguyệt thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương, vẫn dậm chân tại chỗ.

Gia đình bà Nguyệt yêu cầu: cấp sổ đỏ mảnh đất hơn 1.500 m2 theo quy định của pháp luật; đối với mảnh đất hơn 1.700 m2, cấp sổ đỏ cho gia đình bà diện tích trống chưa có nhà cửa, còn diện tích 4 hộ cất nhà giải quyết sau.

Ngày 20/4/2015, HĐND tỉnh Bến Tre giám sát vụ việc, nghe UBND huyện trình bày lẫn lộn hai mảnh đất (hơn 1.700 và 1.500 m2), đã ra thông báo, đề nghị gia đình bà Nguyệt “làm đơn khởi kiện tại TAND huyện Mỏ Cày Nam để được xem xét giải quyết”. Bà Nguyệt không nghe theo lời khuyên này mà khiếu nại yêu cầu UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền.

Mấy tháng qua, rất nhiều lần bà Nguyệt đến Trụ sở tiếp công dân huyện Mỏ Cày Nam và được ông Trần Văn Minh đón tiếp. Mỗi lần lại lập “biên bản tiếp công dân” trong đó ghi ý kiến của bà Nguyệt: xem xét trách nhiệm cấp đất cho 4 hộ ở trên đất của gia đình bà, thu hồi những sổ đỏ đã cấp cho 4 hộ; đồng thời cấp sổ đỏ cho gia đình bà. Trong các biên bản, ý kiến của ông Minh trước sau chỉ: Ghi nhận ý kiến của bà Nguyệt và sẽ báo cáo với UBND huyện.

Bà Nguyệt ngửa cổ kêu trời. Chủ tịch UBND thị trấn Mỏ Cày Nguyễn Thị Chi Lan và Trưởng phòng TN-MT huyện Trương Trường Giang cũng than thở “quá mệt mỏi”. Còn 4 hộ được chính quyền cấp đất, đều nghèo, mấy chục năm chưa yên ổn nên cũng rất khổ sở.

Trong những lý do chưa cấp sổ đỏ cho gia đình bà Nguyệt, có ý kiến nêu nguồn gốc đất là “đồn bót cũ của địch”. Về điều này, ông Lê Văn Danh là Phó Chủ tịch UBND huyện những năm mới giải phóng và đã chứng nhận cho ông Tư mở cơ sở kinh doanh, từng nói: “Hồi chiến tranh, ở Bến Tre khắp nơi là đồn bót địch. Khi hòa bình, chính quyền vận động dân khai hoang phục hóa, mấy chục năm dân đã sống yên ổn, không nên vì một chút đất mà chính quyền sinh sự ăn thua với dân”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm