| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ người dân vùng nguy hiểm do sạt lở mới an toàn?

Thứ Ba 09/10/2018 , 09:45 (GMT+7)

Tỉnh Lào Cai có hàng chục khu vực nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở thuộc diện phải di chuyển, sắp xếp lại dân cư. Trong đó nhiều khu dân cư đã được phê duyệt dự án, quyết định di chuyển, nhưng vẫn giậm chân tại chỗ.

Hiểm nguy rình rập

Đã gần 1 năm, xóm Can Thàng Dao, thôn Phìn Hồ, xã Tả Phời được UBND thành phố Lào Cai quyết định phê duyệt phương án bố trí sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm đợt 1 năm 2017. Sau 1 năm thực hiện dự án, tưởng chừng xóm Can Thàng Dao đã trở thành một khu dân cư mới với cuộc sống an toàn hơn, nhưng khi đến nơi, điều bất ngờ là nhiều hộ có trong danh sách và đã được hỗ trợ một phần kinh phí để di chuyển vẫn “yên vị”.

09-52-58_1
Phía xa là những ngôi nhà trong vùng nguy hiểm chưa thể di chuyển

Trong ngôi nhà gỗ 3 gian của gia đình, ông Lý Lìn Nhàn tất bật chăm sóc hai cháu nhỏ. Đây là khu nhà nằm trong diện phải di dời do nguy cơ sạt lở từ năm 2017, nhưng đến nay gia đình ông Nhàn vẫn phải sinh sống ở đây với 9 nhân khẩu.

Ông Nhàn chia sẻ, từ khi trên núi xuất hiện vết nứt, gia đình lo lắm, nhất là những ngày trời mưa to, mọi người đều vội che áo mưa chạy ra khỏi nhà. Mặc dù đã được thành phố hỗ trợ 50% chi phí di chuyển (10 triệu đồng), nhưng do nhà chưa xây xong nên chúng tôi chưa thể di chuyển.

Cách nhà ông Nhàn 30m là nhà của ông Lý Ông Siết. Dù cũng nằm trong vùng nguy hiểm, nhưng không hiểu vì sao gia đình ông lại thuộc hộ được bổ sung di chuyển theo quyết định di chuyển đợt 1 năm 2018, sau các hộ khác trong khu vực gần 1 năm.

Ông Siết bảo: “Thấy các hộ được di chuyển mà mình vẫn ở đây, tôi sợ lắm! Gia đình tôi phải làm chiếc lều rộng 10m2 ở trên núi, cách nhà 1km, nếu trời mưa to là tất cả di chuyển đến đó trú ngụ. Gia đình tôi cũng đã có khu đất làm nhà, nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng”.

Không chỉ gia đình ông Nhàn, ông Siết, mà xóm Can Thàng Dao hiện cũng có nhiều hộ trong tình trạng tương tự. Điều đáng nói là hầu hết các hộ có hoàn cảnh nghèo khó, đông người, có nhiều trẻ nhỏ. Cùng với nỗi lo mưu sinh thì nỗi lo nguy hiểm trong mùa mưa bão đang đè nặng lên hơn 70 người, từ trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai đến người già.

09-52-58_2
Nhiều gia đình phải sống trong nguy hiểm rình rập

Theo ông Chảo Ông Cáu, Trưởng thôn Phìn Hồ, tại xóm Can Thàng Dao có 17 hộ thuộc diện di chuyển trong 2 đợt. Nhưng đến ngày 15/8/2018, thôn mới thống kê được 7 hộ đã di chuyển, 10 hộ chưa di chuyển với nhiều lý do, như hộ đang làm nhà, san nền, hộ không có tiền di chuyển vì quá nghèo...
 

Sống trong sợ hãi

Thôn Nậm Bắt, xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên là một trong những khu vực được ưu tiên khẩn cấp di dân ra khỏi vùng nguy hiểm từ năm 2014. Nhưng sau 4 năm, các hộ ở đây mới được bàn giao phần nền nhà thô vừa san gạt. Hiện nay, ở khu tái định cư đã có 5 hộ di chuyển đến, nhưng có tới 4 hộ dựng lán ở tạm. Trong khu vực phải di chuyển có 21 hộ thì có tới 11 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo. Điều đáng lo ngại là đang mùa mưa bão, nhưng thôn Nậm Bắt có tới 16 hộ với hơn 70 nhân khẩu chưa thể di chuyển. Một số hộ lo lắng nên đã làm lều lán ở tạm, tránh nguy hiểm trong những ngày mưa bão.

09-52-58_3
Người dân từng ngày mong được đến nơi ở mới, an toàn hơn

Bên ngôi nhà sàn vách nứa, một số chân cột xiêu vẹo như sắp đổ, chị Trương Thị Eng thở dài: Mỗi khi nghe tin mưa bão kéo dài, tôi lại lo sợ, đêm ngủ không yên, chỉ sợ đất đá trên núi sạt xuống thì chạy không kịp. Từ ngày phát hiện ra vết nứt trên núi đã 4 năm rồi, mùa mưa bão năm nào gia đình cũng sống trong sợ hãi, nhưng may là chưa xảy ra chuyện gì, còn mùa mưa bão năm nay thì chưa biết trước được. Mặc dù gia đình đã nhận nền nhà ở khu tái định cư, nhưng do chưa đảm bảo, thời gian gấp gáp nên chúng tôi chưa thể di chuyển được.

Ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: Sau 4 năm dự án tái định cư thôn Nậm Bắt được phê duyệt thì đến tháng 6/2018, khu nền tái định cư mới được đơn vị thi công, vội vàng san gạt. Giữa tháng 7/2018, các hộ được bàn giao nền nhà, trong số 21 nền nhà thì có 3 nền nhà được đánh giá là chưa đủ diện tích và chưa phù hợp với quy cách khung nhà cũ của người dân. Đến ngày 14/8/2018, sau 2 trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn xã Tân Tiến, một khu nền được giao cho 4 hộ đã bị nước mưa cuốn trôi gây sạt lở lớn tại các ta luy âm, do đó không còn đảm bảo diện tích để dựng nhà. Nguyên nhân được chính quyền địa phương xác định do đơn vị thi công làm ẩu, chỉ đào đất lấp chỗ trũng để tạo nền, không lu lèn, kè ta luy nên nước mưa đã cuốn trôi toàn bộ đất nền.

09-52-58_4
Một góc ngổn ngang của khu tái định cư thôn Nậm Bắt (huyện Bảo Yên)

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện còn nhiều khu dân cư nằm trong vùng nguy hiểm, nhưng vẫn chưa thể di chuyển. Có thể kể đến xóm người Dao và điểm trường Mầm non, Tiểu học Tả Hồ ở thôn Tả Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát đang sống kẹp giữa hai khe nước, ngay dưới khu vực có vết nứt và 4 ao cá giống như những quả “bom nước” không biết khi nào sẽ “nổ”.

Hoặc khu tái định cư Đất Đèn, xã Cam Đường, thành phố Lào Cai với những vết nứt trên núi ngày càng nhiều, nhà một số hộ đang có hiện tượng lún, nứt...

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm