| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ người Hà Nội được ăn rau an toàn?

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:23 (GMT+7)

Sản lượng rau của TP năm 2008 là 492.342 tấn/năm đáp ứng được 60% nhu cầu (trong đó rau SX theo quy trình RAT đạt trên 131.000 tấn đáp ứng được 14%)...

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì mỗi người bình quân một năm cần khoảng 100kg rau, quả xanh. Như vậy lượng rau xanh hàng năm SX ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn, nhất là với một thủ đô như Hà Nội.

Hà Nội với dân số 6,45 triệu người và khoảng 3 triệu người lưu trú, nhu cầu rau xanh cần tới hàng triệu tấn/năm. Hiện diện tích rau của Hà Nội là trên 11.650ha phân bố ở 22 quận, huyện; trong đó diện tích chuyên rau đạt trên 5.000ha, hệ số quay vòng bình quân 3,5 vụ/1năm, diện tích rau không chuyên là 6.600ha hệ số quay vòng bình quân 1,5 vụ/năm. Diện tích rau theo quy trình rau an toàn có cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV Hà Nội chỉ đạo giám sát là 2.105ha (18%), sản lượng rau của TP năm 2008 là 492.342 tấn/năm đáp ứng được 60% nhu cầu (trong đó rau SX theo quy trình RAT đạt trên 131.000 tấn đáp ứng được 14%) còn lại 40% lượng rau nhập từ các tỉnh.

Theo số liệu điều tra năm 2008 Hà Nội có 213 khách sạn từ 1- 5 sao; 150 khu đô thị; 3.000 nhà hàng lớn, nhiều DN, trường học, đơn vị nghiên cứu đóng trên địa bàn. Lượng rau xanh nhu cầu hàng ngày khoảng 2.800 tấn. Toàn TP có 25 cơ sở sơ chế, 3 cơ sở chế biến rau; 122 của hàng bán rau (được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện); 8 chợ đầu mối buôn bán rau; 395 chợ dân sinh (trong đó 102 chợ nội thành). Điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2008, lượng rau trong nhóm hộ điều tra sản xuất ra ước tính 75.000 tấn xong chỉ có 15-20% lượng rau có dấu hiệu an toàn được bán ra qua các bếp ăn, siêu thị, cửa hàng. Còn lại phần lớn nông dân tiêu thụ tại các chợ lân cận, tỉnh bạn với giá bán chỉ tương đương rau sản xuất đại trà.

Điều tra của TTKN Hà Nội năm 2009 trong số rau có dấu hiệu an toàn được tiêu thụ theo đơn đặt hàng thì có đến 70-75% lượng rau được các HTX, các DN bán đến khách hàng tập thể là các bếp ăn tập thể, trường học, bệnh viện còn lại 25-30% bán qua kênh bán lẻ là siêu thị cửa hàng bán lẻ trong TP; trong đó những HTX, DN, cửa hàng bán lẻ bán được nhiều đạt trên 1tấn/ngày; các của hàng bán nhỏ, lẻ bán được ít từ 50-200kg/ngày.

Một thực tế buồn là rau của Hà Nội vẫn chưa tiếp cận được với nhóm khách hàng cao cấp là phục vụ các hội nghị quốc tế, khách sạn nhà hàng yêu cầu chất lượng cao. Cơ bản nhóm khách hàng này vẫn sử dụng nguồn rau nhập từ nước ngoài như Thái Lan và một phần nhỏ của Đà Lạt...Một bài toán đầy ẩn số hiện nay là nhu cầu rau và đặc biệt là rau an toàn của TP rất lớn, nhưng cung chưa đáp ứng được cầu. Trong khi người SX lại lúng túng trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Người tiêu dùng chưa tin tưởng vào RAT. Chưa có trung gian phân phối là DN dẫn đầu trong lĩnh vực này…

Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 về đề án SX và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2009-2015 với tổng kinh phí 7.463,9 tỷ đồng trong đó ngân sách nhà nước là 963,9 tỷ đồng; DN, nông dân đóng góp 6.500 tỷ đồng; kinh phí tập trung hỗ trợ vào quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, cơ sở sơ chế, chợ đầu mối, hệ thống kênh phân phối; quản lý chất lượng rau an toàn; tuyên truyền xúc tiến thương mại; phát triển các HTX, hiệp hội SX,...

Để đề án SX, tiêu thụ rau an toàn của Hà Nội thành công cần chú ý:  

Một là: Quan tâm đến liên kết trong khu vực SX. Để thực hiện SX theo quy trình VietGAP thì người SX phải ghi chép nhật ký thực hiện công việc hàng ngày. Việc vài trăm ngàn hộ ngày nào cũng ghi chép để làm cơ sở truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có lẽ đây là một điều không thể. Cho nên cần phải thành lập các tổ HTX, HTX cho nhóm hộ tập trung trong vùng SX. HTX cùng người dân quy hoạch lại cơ cấu chủng loại rau cho đa dạng phong phú phát huy thế mạnh từng vùng; làm dịch vụ cung ứng giống, vật tư đầu vào vừa kiểm soát cũng như tư vấn được cho nông dân.

Hai là: Khuyến khích các trung gian phân phối vào cuộc. Trong thực tiễn quyền năng phân phối thuộc về người nắm giữ được thị trường. Chỉ khi các DN vào cuộc, họ xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu của họ cần cung cấp thì từ đó mới có sự liên kết dọc trở lại với các cơ sở SX là các tổ HTX, HTX. Có chính sách đặc thù cho các DN dẫn đầu, DN tạo sản phẩm khác biệt chất lượng cao phục vụ nhóm đối tượng khách hàng cao cấp, khách quốc tế.

Ba là: Chú trọng đến kênh phân phối bán lẻ. Mở rộng thêm nhiều cửa hàng bán lẻ tại các chợ dân sinh, khu tập trung dân cư, nên đa dạng hoá các loại sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trong một cửa hàng để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng khi mua sắm.

Bốn là: Tranh thủ sự tư vấn hoạch định chiến lược của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để chương trình phát triển rau an toàn đạt mục tiêu đề ra. 

Nguyễn Văn Chí (Giám đốc TTKN Hà Nội)

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm