| Hotline: 0983.970.780

Bảo hành giá sắn

Thứ Sáu 09/10/2015 , 07:25 (GMT+7)

Gần 5 năm qua, để giữ ổn định vùng nguyên liệu, khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh cây sắn, Cty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa thực hiện “chính sách” bảo hành giá thu mua sắn ngay từ đầu vụ.

Cách làm trên của Cty được chính quyền đánh giá cao, bà con vô cùng phấn khởi.

Những năm 2010 trở về trước, sau mỗi vụ thu hoạch sắn, thay vì lãi lớn nhiều hộ lâm cảnh nợ nần bởi giá sắn lên xuống thất thường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc.

Từ đó, không ít hộ vì mất niềm tin vào cây trồng này, đã phá bỏ chuyển sang trồng các cây trồng khác dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các NM chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để giữ ổn định vùng nguyên liệu, khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh cây sắn, từ năm 2011, Cty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa bắt đầu thực hiện chính sách bảo hành giá thu mua nguyên liệu.

“Cứ đầu vụ thu hoạch chúng tôi thông báo giá bảo hành đến tận xã, thôn xóm và người nông dân, bình quân giá năm sau cao hơn năm trước.

Như năm 2014 Cty bảo hành thu mua 1.500 đ/kg, năm 2015 nâng lên 1.550 đ/kg. Giá sắn thị trường nhiều thời điểm xuống còn 1.420 đ/kg nhưng Cty vẫn chấp nhận chịu lỗ thu mua đúng giá cam kết 1.500 đ/kg. Cách làm này không chỉ giúp bà con ổn định thu nhập mà còn để họ xóa bỏ tư tưởng phá sắn trồng mía”, ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐQT Cty chia sẻ.

Theo ông Hạnh, năm 2015 diện tích sắn nguyên liệu tăng hơn 1.200 ha so với năm 2014, nâng tổng diện tích sắn đến thời điểm này đat 6.974 ha. Trong đó, huyện Như Xuân 4.500 ha; diện tích còn lại tập trung ở Như Thanh, Thường Xuân, Thọ Xuân và một số xã ở tỉnh Nghệ An. Hiện diện tích sắn lưu gốc 2 năm là 145 ha, sắn đủ 10 tháng tuổi là 746 ha.

“Mặc dù các đợt nắng nóng thời kỳ chăm sóc và mưa nhiều khi sắn ra củ ảnh hưởng đến năng suất nhưng theo đăng ký của các hộ dân dự kiến năm nay Cty sẽ thu mua 106 nghìn tấn sắn tươi với giá khởi điểm đầu vụ 1.600 đ/kg, phấn đấu SX 25 – 28 nghìn tấn tinh bột”, ông Lê Ngọc Hạnh thông tin thêm.

NM chế biến tinh bột sắn Như Xuân có công suất 150 tấn tinh bột/ngày. Năm 2013 Cty đầu tư 106 tỷ đồng xây dựng NM chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Bolykhamxay (Lào), dự kiến cuối năm 2015 đi vào hoạt động.
Ngoài ra, Cty cũng đang xây dựng NM sấy bã sắn phục vụ chế biến thức ăn gia súc và hệ thống hầm biogas tại Như Xuân, góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Hường, thôn Đồng Tâm, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân nói: “Trồng sắn là lấy ngắn nuôi dài, chi phí đầu tư thấp nên chúng tôi có điều kiện để trồng.

Về thu nhập thì khá ổn định, đặc biệt mấy năm nay khi NM chế biến tinh bột sắn Như Xuân (Cty CP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa) bảo hành giá thu mua toàn vùng, thu mua nhanh, thanh toán gọn… thì bà con rất phấn khởi”.

Gia đình chị Hường có 1 sào đất trồng chuyên sắn và 2 sào trồng xen với cao su, keo.

Bình quân mỗi ha đầu tư hết trên dưới 10 triệu đồng (giống, công, phân bón). Năng suất thu hoạch đạt 17 tấn/ha, cá biệt, một số diện tích trồng xen keo thu 25 tấn/ha, bán với giá 1.550 đ/kg, tổng thu nhập đạt từ 26 - 38 triệu đ/ha.

“Đất trồng sắn rất dễ bạc màu nên chúng tôi thường xuyên luân canh các loại cây trồng với nhau; đồng thời tăng lượng phân bón vi sinh để tăng độ phì nhiêu cho đất. Bây giờ toàn bộ diện tích đất trống đồi núi trọc trong thôn đều được “xanh hóa” bằng sắn và keo rồi”, chị Hường nhấn mạnh.

07-42-27_2
Gia đình chị Hường có của ăn của để nhờ trồng sắn

Được biết, năng suất sắn bình quân năm 2015 trên địa bàn Thanh Hóa ước đạt 18 – 19 tấn/ha; một số vùng được mùa dự kiến từ 20 – 25 tấn/ha, tập trung ở các xã Yên Lễ, Bãi Trành, Xuân Bình, Thanh Xuân (Như Xuân); Xuân Du (Như Thanh)…

Thời gian tới, Cty tập trung hỗ trợ kỹ thuật thâm canh cây sắn theo hướng bền vững cho nông dân bằng giải pháp tăng lượng phân bón lên 1.200 kg/ha, đồng thời, tìm kiếm thêm bộ giống mới, góp phần đẩy mạnh năng suất, chất lượng sắn.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm