| Hotline: 0983.970.780

Bạo hành học đường, vì sao ngày càng trầm trọng?

Thứ Ba 17/04/2018 , 10:10 (GMT+7)

Thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ “bạo hành” học đường. Vì đâu mà một nghề được trọng dụng, cái nôi ươm mầm nên những thế hệ tương lai lại xảy ra những vụ việc đau lòng ấy? PV NNVN đã trao đổi với TS Tâm lý học Nguyễn Thị Minh (Học viện Hành chính Quốc gia) về vấn đề này.

Nặng kỷ luật và 'chạy theo chữa bệnh'

Thưa TS, bà có cảm nhận gì về những vụ bạo hành trong môi trường học đường ở rất nhiều nơi, thời gian vừa qua?

Những vụ bạo hành thường có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan, rõ ràng là giá trị nghề giáo đnag có phần sa sút. Với việc đẩy mạnh giá trị về nhân quyền, quyền của trẻ em dẫn đến nhiều người nhận thức sai, bênh trẻ quá mức, sự kính trọng thầy cô suy giảm.

18-15-28_tien_si_tm_ly_nguyen_thi_minh_-_ging_vien_hoc_vien_hnh_chinh_quoc_gi_tphcm3
TS Tâm lý học Nguyễn Thị Minh

Một bộ phận học sinh nhận thức chưa đầy đủ về những hành vi, việc làm của mình, chưa điều khiển được bản thân, ý chí kém, rèn luyện kém, có em thì bị xúi giục bởi các nhân tố bên ngoài nên có những hành động làm tổn thương thầy cô giáo.

Về khách quan, một bộ phận thầy cô giáo chưa thực sự yêu nghề, chưa nỗ lực làm việc, chưa nhiệt huyết về nghề nghiệp nên chưa là tấm gương tốt để học sinh noi theo. Nhiều thầy cô giáo không gương mẫu, làm mất đi niềm tin từ phía học sinh và phụ huynh.

Hơn nữa, nghề giáo hiện nay không được xem trọng, từ việc tuyển dụng, đãi ngộ chưa được quan tâm đúng mức. Lương thưởng thấp, thầy cô vẫn phải vật lộn với cơm áo gạo tiền, chưa nói các thủ tục giấy tờ nhiều quá, chiếm thời gian của giáo viên mà không đem lại hiệu quả.
 

Hổng kiến thức giải quyết xung đột

Là chuyên gia tâm lý, cũng là một giảng viên trên bục giảng, theo bà đâu là nguyên nhân khiến "xung đột" giữa học sinh và giáo viên ngày càng tăng?

Đó là do chúng ta thiếu hệ thống kiến thức chung liên quan đến giao tiếp, quản lý cảm xúc, nhận thức vấn đề, xử lý xung đột. Vì những xích mích nhỏ không giải tỏa sẽ bùng thành lớn, hay giải quyết chưa đúng cách thường dẫn đến những hệ quả không tốt.

Trong giải quyết xung đột có 5 giải pháp, là hợp tác, cạnh tranh, thỏa hiệp, lảng tránh và nhượng bộ. Trong 5 cách, không phải cứ “một sự nhịn chín sự lành”. Thầy cô cứ nhịn mãi thì sẽ có lúc "bùng nổ", và học sinh cũng vậy.

Chọn giải pháp nào tùy vấn đề, tùy trường hợp cụ thể nên cả học sinh và thầy cô phải biết kiềm chế bản thân, làm đúng vai trò trách nhiệm trong môi trường giáo dục.

Còn đối với phụ huynh thì sao, thưa bà?

Một vài phụ huynh sai không đánh đồng cho tất cả. Đó chỉ là cá biệt, họ thiếu hiểu biết về chuẩn mực pháp luật. Luật viên chức, luật giáo viên quy định rất rõ là không được xúc phạm, làm nhục giáo viên. Họ thiếu kiềm chế bản thân, coi thường giá trị, vai trò vị trí của một công dân.

Và điều quan trọng là, dư luận và các cơ quan có thẩm quyền xử lý chưa nghiêm, chưa răn đe, chưa cảm hóa được những phụ huynh đó.
 

Phải thay đổi toàn diện

Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này theo những khía cạnh nào? Và giải pháp ra sao?

Vấn đề quan trọng đầu tiên là giáo dục gia đình hiện nay còn yếu. Những năm đầu đời của một đứa trẻ, người mẹ vừa là thầy, vừa là cô, vừa là trường đại học đầu tiên của trẻ. Bố mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng sắp xếp để nuôi dạy con, một số bà mẹ sẵn sàng ngồi lướt facebook mấy tiếng, trong khi đó dạy con 15 phút thì chịu không nổi.

Thứ hai, là yếu tố giáo dục ở nhà trường. Thầy cô chuyên môn chưa giỏi, kỹ năng giáo dục học sinh chưa tốt, giáo viên không đủ thời gian để tiếp cận hỗ trợ học sinh. Công tác hỗ trợ, động viên giám sát kiểm tra giáo viên còn rườm rà, nhiều thủ tục. Học nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đào tạo toàn diện, chỉ dạy kiến thức, chưa dạy nhiều thể lực, thẩm mỹ...

Còn về giải pháp, theo tôi, Bộ GD- ĐT phải có chính sách tuyển dụng giáo viên chặt chẽ, tuyển người đủ đức và tài, một cách khách quan công bằng. Chúng ta hơi trọng bằng cấp, nhiều khi giáo viên thiếu kỹ năng giao tiếp nhưng lại bắt đi học một số chứng chỉ khác.

Đối với chương trình học, nên tăng tiết thực hành, hạn chế học lý thuyết. Đặc biệt, cần có sự đối thoại, giám sát thường xuyên giữa các lực lượng xã hội với lực lượng giáo dục, giữa học sinh với thầy cô, giữa thầy cô với phụ huynh… Phải có kênh thông tin để học sinh, giáo viên được bộc lộ bản thân, nói lên tâm tư nguyện vọng riêng.

Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục sẽ thành công khi thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp”. Chúng ta cứ làm đúng như vậy thì tôi tin nền giáo dục của ta sẽ hiệu quả, học sinh và giáo viên sẽ được sống trong một môi trường giáo dục “hạnh phúc”.

Xin cảm ơn TS!

"Hiện những trợ giúp giáo viên, học sinh quá yếu. Hội đồng sư phạm, trợ giúp học đường nghiêng về kỷ luật, chữa bệnh nhiều hơn là phòng bệnh. Như giáo viên thực tập ở Nghệ An bị phụ huynh đánh khi mang bầu, thì với các giáo viên trẻ chưa nhiều kỹ năng, ai sẽ hỗ trợ họ?

Hay em Phạm Song Toàn ở Long An dũng cảm nói lên sự thật về cô giáo “quyền lực” của mình, thì ai là người bảo vệ quyền lợi cho em? Điều đó chứng tỏ hội đồng sư phạm của trường chưa làm đúng vai trò, trách nhiệm của mình", TS Nguyễn Thị Minh.

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất