| Hotline: 0983.970.780

Bảo Lâm chuyển mình

Thứ Hai 27/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Nhờ biết thực hiện lồng ghép các chương trình như 30a, 135, 168…, huyện đang thực hiện khá tốt chương trình “giảm nghèo nhanh, bền vững”.

Mặc dù Bảo Lâm là huyện vùng sâu, vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhất của tỉnh Lâm Đồng.

LỒNG GHÉP

Đến nay, có 4 xã của huyện là Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Nam thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, có tỷ lệ đồng bào DTTS trên dưới 90%, được chọn đầu tư theo Chương trình 30a “Giảm nghèo nhanh, bền vững” (GNNBV) của Chính phủ, và khá thành công.

Tại bốn xã này, khi thực hiện Chương trình GNNBV, huyện Bảo Lâm đã lồng ghép đầu tư giữa nguồn vốn 30a với nhiều chương trình dự án khác như 135 (xây dựng hạ tầng cơ sở), 168 (giao khoán quản lý bảo vệ rừng), đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển ngành nghề nông thôn, cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất (SX), chăn nuôi.

Cùng với đầu tư của Nhà nước, thông qua sự tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành, người dân tại các xã nghèo, thôn nghèo đã từng bước nâng cao ý thức tự chủ, thay đổi nếp sống, cách làm, đóng góp sức người, sức của trong đầu tư phát triển SX để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tham gia vào Chương trình GNNBV tại 4 xã nói trên, còn có sự đóng góp khá lớn của một số doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó, Cty TNHH MTV Lộc Bắc đầu tư trên 775 triệu đồng, Cty TNHH MTV Bảo Lâm đầu tư trên 516 triệu đồng để hợp đồng với người dân trồng mới và chăm sóc hàng trăm ha rừng trồng năm thứ 2, thứ 3.

Ngoài ra, các đơn vị chủ rừng đã tiến hành giao khoán quản lý bảo vệ hàng chục ngàn ha rừng cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS tại các xã nghèo, thôn nghèo.

Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng mang lại lợi ích từ hai phía: Đối với các đơn vị chủ rừng, hiệu quả quản lý bảo vệ rừng được nâng cao khi rừng thực sự có chủ, hạn chế tối đa tình trạng cháy rừng, phá rừng; đối với người dân, nhờ được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng nên có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.

Cùng với hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, đã có gần 2,650 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ phát triển SX, bằng việc ngành nông nghiệp của huyện đã hỗ trợ 244 tấn phân bón vi sinh, NPK, 300 lít thuốc bảo vệ thực vật cho 591 hộ để đầu tư thâm canh chiều sâu và ghép cải tạo 26,8ha cà phê cao sản cho 104 hộ dân tại 4 xã nghèo của huyện. 

Bên cạnh đó, đã có hàng chục tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở: Điện - đường - trường - trạm, hệ thống thủy lợi hỗ trợ cho các xã nghèo, thôn nghèo có điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, lưu thông hàng hóa, đi lại, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, khám, chữa bệnh, học tập, hội họp.

Ông Trần Văn Hiệp, Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM, cho biết: Mục tiêu của huyện Bảo Lâm là năm 2015 có ít nhất 4 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí và bình quân toàn huyện đạt trên 15 tiêu chí/xã. Theo đó, huyện đề nghị tỉnh đưa Bảo Lâm vào danh sách xây dựng huyện NTM vào năm 2017, dự kiến 10/13 xã đạt đủ 19 tiêu chí.

Mặt khác, hàng trăm tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN-PTNT Dâu tằm tơ và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện cũng đã cho các hộ dân tại các xã nghèo, thôn nghèo vay để đầu tư phát triển SX, chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Cùng với đó, công tác tạo nghề cũng đã được huyện quan tâm chỉ đạo ngành Lao động- Thương binh & Xã hội, ngành nông nghiệp tổ chức, mang lại hiệu quả khá tốt.

CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG, LAO ĐỘNG

Theo báo cáo của UBND huyện Bảo Lâm, đến nay đã chuyển đổi được 13.750/27.300ha giống cà phê năng suất cao; chuyển đổi, trồng mới 5.400/13.200ha chè chất lượng cao. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích canh tác của huyện nâng từ 70 lên 90 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu lao động cũng được chính quyền quan tâm, khuyến khích người dân tham gia thực hiện. Vì thế, tại một số xã đã hình thành các làng nghề dệt thổ cẩm, tổ hợp tác may công nghiệp, thêu, ren, đan lát và nghề  rừng…

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm đã tổ chức được một số lớp dạy nghề trồng, chăm sóc cà phê cho người dân và 100 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho hàng ngàn lượt hộ dân tham gia, trong đó phần lớn là các hộ nghèo, cận nghèo.

Sau 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, đến nay huyện Bảo Lâm có 4 xã đạt tiêu chí thu nhập, 6 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 4 xã đạt tiêu chí tổ chức SX và 13/13 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Toàn huyện đã đạt 116 tiêu chí, bình quân 8,92 tiêu chí/xã.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,1 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,23% năm 2011 còn 6,28% năm 2013, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS giảm còn 14,26%.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm