| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ viết về chuyện tình chàng “Romeo Việt”

Thứ Hai 28/02/2011 , 09:49 (GMT+7)

Readers Digest (Mỹ) - tờ báo bán chạy bậc nhất thế giới đã đăng trọn vẹn câu chuyện tình cảm có một không hai giữa một chàng trai Việt và một thiếu nữ CHDCND Triều Tiên.

Readers Digest (Mỹ) - tờ báo bán chạy bậc nhất thế giới đã đăng trọn vẹn câu chuyện tình cảm có một không hai giữa một chàng trai Việt và một thiếu nữ CHDCND Triều Tiên. Bài báo đã gây tiếng vang nhiều nước. NNVN xin giới thiệu bài viết này.

Tình yêu xuyên biên giới đầy sóng gió 

Cảnh và Ri khi còn là sinh viên với khung trời lãng mạn

Đó thật sự là tình yêu sét đánh. Đứng từ xa, Phạm Ngọc Cảnh, 23 tuổi, ngắm nhìn một cô gái trẻ với một nụ cười bẽn lẽn khi cô đang làm việc trong phòng thí nghiệm tại nhà máy phân bón Hungnam thuộc Bắc Triều Tiên.

Chàng sinh viên ngành hoá học người Bắc Việt Nam khi ấy đang học theo chương trình chuyển đổi, thấy nhà hoá học 23 tuổi Ri Yonghui thật ngọt ngào và duyên dáng. “Sẽ tuyệt vời biết bao nếu cô ấy là vợ mình”, anh thầm nghĩ - dù cho họ chưa từng nói chuyện với nhau dù chỉ một lời. 

Đó là mùa xuân năm 1971, khi mà thời gian đó việc lấy người nước ngoài là “có tội”. Cảnh biết rằng dù chỉ một lời “xin chào” rất đơn giản thôi cũng vô cùng nguy hiểm. Anh có thể bị đuổi khỏi trường đại học Hoá học tại Hamhung, nơi anh đang theo học và sẽ bị gửi trả về Hà Nội. Còn Ri có thể bị đuổi việc. 

Tuy nhiên, mỗi khi nhìn thấy nhau họ luôn mỉm cười. Họ nói chuyện với nhau bằng ánh mắt, và lần đầu tiên trong đời, Cảnh thấy mình đã phải lòng cô gái còn Ri đã bị cuốn hút bởi nụ cười ngời sáng và dáng vẻ tự tin của chàng sinh viên trẻ đẹp trai. 

Cảnh thận trọng theo dõi lịch làm việc của Ri, chờ đợi một cơ hội để được nói chuyện với nàng. Và vào một ngày kia, ước muốn cũng thành hiện thực khi chỉ có hai người trong phòng thí nghiệm. Mắt anh lấp lánh khi hỏi: “Em đã có bạn trai chưa?” 

Nhận thấy đây là một chàng trai giỏi giang, tốt bụng và rất biết quan tâm, Ri mỉm cười và nói “chưa”. Anh xin địa chỉ của cô và đưa cho cô một tấm hình của mình. 

Cảnh quay trở lại trường, nhưng không thể nào quên được hình bóng Ri. Anh viết bức thư đầu tiên cho Ri và trái tim anh loạn nhịp khi nhận được thư trả lời: “Đồng chí, nhà cách mạng Việt Nam thân mến. Cảm ơn anh rất nhiều vì món quà. Em sẽ không bao giờ quên hình ảnh đẹp về anh trong lần gặp gỡ ngắn ngủi của chúng mình. Em hy vọng anh sẽ học thật tốt. Em hy vọng chúng mình sẽ có cơ hội gặp lại nhau. Người bạn Bắc Triều Tiên của anh, Ri. Ngày 20 tháng Bảy năm 1971”. 

Hơn 8 tháng trời, họ thư từ qua lại và bí mật gặp nhau. Chính quyền Bắc Triều Tiên kiểm soát sát sao mọi hành động của công dân, kể cả đời sống riêng tư. Dù rất nguy hiểm, mẹ của Ri, bà Kim Trul Sim và em gái vẫn ủng hộ chuyện tình cảm của hai người và giúp Cảnh đến một cách bí mật. Cứ một vài tuần, anh lại bắt tàu đến một căn nhà nhỏ chỉ có một phòng cách Hungnam 15 km để gặp Ri. Ở đó, họ nấu nướng cùng nhau và nói chuyện hàng giờ. 

Tình yêu của họ lớn dần lên trong bí mật. Dù đến từ hai nền văn hoá khác nhau, họ lại có rất nhiều điểm chung. Cả hai đều sống tại những đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh, cả hai đều thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn và sự cấm đoán. Được biết bố của Ri đã rời đến Nam Triều Tiên vào những năm 1950, Cảnh càng muốn có cơ hội được quan tâm chăm sóc cho cô nhiều hơn. Anh cho cô xem những bức ảnh về đất nước mình, kể về giấc mơ một ngày kia sẽ có thể đưa cô về nhà mình. 

Một năm sau ngày đầu tiên họ gặp nhau, trường đại học đã gửi Cảnh trở lại nhà máy Hungnam. Vậy là hai người yêu nhau được làm việc cùng một nơi. Tại nơi làm việc, họ phải coi nhau như người xa lạ, nhưng vẫn âm thầm gặp nhau một cách bí mật. Tuy nhiên, cái ngày họ lo sợ cuối cùng cũng đã đến: chương trình học bổng của Cảnh kết thúc và anh sắp phải quay trở về Hà Nội. Đối với Ri, điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn. Gần như không có công dân Bắc Triều Tiên nào được phép đi lại tự do trong phạm vi đất nước của chính mình, nên việc một mình rời đất nước là một hành động được coi là phạm tội nghiêm trọng. Đau khổ và tuyệt vọng, Ri muốn cả hai sẽ chết cùng với nhau. 

Một ngày mùa đông băng giá vào tháng Một năm 1973, Cảnh bắt xe buýt để tới gặp Ri lần cuối. Cả hai không nói nên lời. Họ ngồi lặng lẽ bên nhau. Họ khóc cho tới khi bóng tối bao trùm lên căn nhà nhỏ. Vẫn chưa tới lúc anh phải ra đi. Chẳng cần biết mình có thể quay về hay không, Cảnh tới gặp mẹ của Ri. Anh nói: Nếu có cơ hội, Ri hãy cưới một người khác. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mình, anh hy vọng điều đó sẽ không xảy ra.

Cảnh trở về quê nhà vài tuần sau khi Mỹ đánh bom Hà Nội. Anh tham gia xây dựng lại thành phố bị tàn phá. Lúc đó, anh bắt đầu làm công việc của một nhà hoá học. Tuy vùi đầu vào công việc, hình bóng của Ri vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí anh. 

Anh đọc đi đọc lại bức thư mà Ri đã dúi vào tay anh ngày anh ra đi, từng câu từng chữ khiến anh không cầm được nước mắt: “Nếu anh hy sinh trong cuộc chiến này, em cũng sẽ chết theo anh”. Anh nâng niu tấm ảnh hai người chụp cùng nhau, tấm ảnh được một người bạn tin cậy in cho. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, anh cũng nghĩ rằng cái chết có thể sẽ là câu trả lời. 

Những bức thư lén lút đã trở thành mục đích sống của hai con người. Những người bạn của Cảnh đến Bắc Triều Tiên đã gửi thư giúp anh còn Ri có những người quen đến Liên bang Xô Viết gửi thư cho cô. 

Cảnh bí mật lưu giữ những bức thư của Ri nhưng Ri buộc phải đốt những lá thư của anh. Nếu những lá thư này bị phát hiện, cô sẽ bị phạt. Ri đã định tự tử ngay sau khi tình yêu của mình bị chia rẽ, nhưng với chút hy vọng mong manh một ngày giấc mơ sẽ thành hiện thực, cô tiếp tục sống lặng lẽ, khép mình. Mẹ Ri thường thấy con gái khóc thầm trong giấc ngủ. (Còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm