| Hotline: 0983.970.780

Bão nhỏ, hậu quả lớn

Thứ Sáu 26/06/2015 , 08:51 (GMT+7)

Mưa lớn, lũ quét do hoàn lưu bão số 1 gây ra đã cướp đi sinh mạng ít nhất 9 người, 4 người mất tích, 5 người bị thương, kèm với đó là những thiệt hại nặng nề về tài sản vật chất với tổng giá trị ước khoảng 64 tỷ đồng.

Mất trắng rồi!

Chúng tôi đã có mặt tại huyện Thuận Châu (Sơn La), nơi hứng chịu những thiệt hại nặng nề nhất do tác động tiêu cực của hoàn lưu sau bão số 1 gây ra.

Theo phản ánh của người dân địa phương, từ đêm 24 và sáng 25/6, mưa to đến rất to đã xảy ra trên phạm vi toàn huyện. Thời gian mưa kéo dài liên tục đã làm mực nước tại một số sông, suối trên địa bàn huyện xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại lớn về người, nhà cửa, các công trình thủy lợi, hoa màu, gia súc của Nhà nước và nhân dân tại các xã Bon Phặng, Tông Lạnh, Muổi Nọi.

Tại tiểu khu 2, xã Tông Lạnh, nước lũ đã cuốn trôi làm 4 người chết và 2 người mất tích. Do lũ xảy ra vào ban đêm nên hầu hết mọi người bị động và không kịp ứng phó.

Bà Dương Thị Nghĩa, tiểu khu 2 (xã Tông Lạnh) vừa kể vừa run. “Nửa đêm người nhà gọi bảo mưa to nước ngập hết rồi, tôi lại tưởng nước sẽ thoát hết xuống suối thôi. Tôi nằm thức đến 1 giờ đêm thì tự nhiên thấy lạnh lạnh ở lưng, bật dậy thì thấy nước ngập khắp nhà rồi. Đồ đạc tivi, tủ lạnh, máy giặt… trôi hết theo nước lũ hết, còn hàng hóa cũng hỏng hết, mất trắng rồi”.

Cùng chung cảnh ngộ, bà Trần Thị Phương - chủ một gara ô tô tại tiểu khu 2 (xã Tông Lạnh) đau xót chia sẻ: “Nửa đêm thấy mưa to mở cửa bước ra ngoài thì thấy nước ngập đến đầu gối, nước to cuốn trôi hết ô tô của khách xuống suối”.

Theo báo cáo của BCH PCLB huyện Thuận Châu, tính đến 9 giờ ngày 25/6 đã có 6 người chết do bị lũ cuốn trôi, trong đó xã Bon Phặng: 1 người, xã Tông Lạnh: 4 người, Mường Khiêng: 1 người, bị thương 1 người, 2 người ở xã Tông Lạnh mất tích; 55 nhà bị thiệt hại, hư hỏng; trên 104 ha lúa chuẩn bị gặt bị ngập; trên 25 ha ao cá và nhiều gia cầm bị cuốn trôi.

Chiều 25/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng BCĐ Tây Bắc, đã có công điện chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng sớm khắc phục hậu quả bão số 1, giúp nhân dân ổn định cuộc sống.
Theo đó, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai tìm kiếm người còn mất tích; hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng người thiệt mạng; tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị mất nhà cửa, đảm bảo không để người dân bị đói, khát; cử người canh gác, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu, khu vực nước chảy xiết; tiếp tục chủ động di dời dân ra khỏi các vùng nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Minh Hòa

Cùng thời điểm này, trên Quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Bon Phặng chiếc xe khách giường nằm mang biển số 27B-00144 chạy theo hướng Điện Biên - Hà Nội chở rất đông hành khách đã bị nước cuốn trôi làm xe văng chắn ngang giữa đường. Rất may không có hành khách nào bị thương, nhưng đã làm ách tắc giao thông nhiều giờ.

Thiệt hại khoảng 64 tỷ đồng

Theo báo cáo nhanh của BCH PCTT & TKCN tỉnh Sơn La, tính đến 14 giờ 00 ngày hôm qua (25/6), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra lũ quét, ngập lụt tại trên địa bàn các xã Bon Phặng, Chiềng Pấc, Tông Lạnh, Mường Khiêng (huyện Thuận Châu); xã Chiềng Khừa (huyện Mộc Châu); xã Chiềng Tương (huyện Yên Châu); xã Chiềng Lao (huyện Mường La); xã Chiềng Bằng (huyện Quỳnh Nhai); xã Hát Lót (huyện Mai Sơn). Ngập lụt dọc suối Nậm La và xã Chiềng Xôm (thành phố Sơn La). Lũ lớn tại các suối trên cấp báo động II tới báo động III tại suối Nậm La và Nậm Pàn; lũ lớn tại suối Muội huyện Thuận Châu; lũ quét những lưu vực nhỏ, sạt lở đất.

Mưa lớn, lũ quét đã khiến 8 người chết, 3 người mất tích và 5 người bị thương. Toàn tỉnh có 76 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi... Đối với SXNN, thiệt hại 318 ha lúa (mất trắng 154 ha); 175 ha ngô; 50 ha hoa màu; 10 ha hoa; 93 con gia súc; 1.260 con gia cầm; 62 ha cây cà phê; 32 ha diện tích nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, có 6 công trình thủy lợi, 0,6 km kênh mương; 2 công trình nước sinh hoạt bị cuốn trôi, hư hỏng. Đường giao thông sạt lở ta- luy âm dương 9.778 m3; hư hỏng mặt đường 806 m2; tổng chiều dài thiệt hại 2,6 km; cuốn trôi 12 cầu treo, cầu gỗ… Tổng giá trị thiệt hại ước tính 64 tỷ đồng.

Một số hình ảnh mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Thuận Châu (Sơn La):

15-29-10_1

15-29-10_2

15-29-10_3

15-29-10_4

15-29-10_5

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm