| Hotline: 0983.970.780

Bão nợ ở xứ điều

Thứ Năm 14/10/2010 , 10:47 (GMT+7)

Cơn lốc bán điều non trả nợ của người S’Tiêng ở vùng đất cuối miền Đông Nam Bộ thôi thúc tôi lần nữa lên đường.

Cơn lốc bán điều non trả nợ của người S’Tiêng ở vùng đất cuối miền Đông Nam Bộ thôi thúc tôi lần nữa lên đường. Từ thị xã Phước Long (Bình Phước) chạy theo tỉnh lộ 750 là những vùng quê thanh bình, yên ả dưới vườn điều xanh mướt đang mùa trổ bông. Nhưng ở đó, dưới những tán điều kia, đang có bão tố.

TRONG VÒNG LỐC XOÁY

Cuối đơn Điểu Cường viết: “Tôi van xin cấp trên bán dùm đất cho tôi để trả nợ”. Mảnh đất mà Điểu Cường van xin bán dùm cũng là tài sản cuối cùng của ông. Nhưng ông không thể bán được vì sổ đỏ đã mang đi cầm cố...

Trở về cái đói

Tôi đến UBND xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập khi bóng người đang tròn dưới chân. Định ghé vào nhà dân xung quanh để hỏi chuyện, nhưng rất may tôi đã gặp ngay người cần gặp. Ông Điểu Đô, một trong những nhân vật mà ông Huỳnh Thanh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã giới thiệu, đang có mặt trong uỷ ban xã. Đấy là một người đàn ông ăn mặc tuềnh toàng, râu ria xồm xoàm, khuôn mặt trắng bệch, hốc hác. Mặc dù còn gần hai giờ nữa mới đến giờ làm việc của xã nhưng vì việc không thể trễ nên từ ngân hàng ông Đô chạy thẳng về đây đợi mà quên luôn bữa cơm trưa (ông Đô đợi cán bộ xã đến để ký giấy vay tiền).

Trước đây, gia đình Điểu Đô cũng được coi là khá giả ở buôn Bu Kroai. Thấy vườn điều không còn hiệu quả kinh tế, sau khi tích được ít vốn, ông chặt điều trồng cao su. Cao su chưa kịp lớn thì số tiền tích lũy được gia đình ông đã ăn hết. Năm 2005, con ông là Điểu Đuôn đã vay của ngân hàng 10 triệu đồng để lấy tiền chăm sóc vườn cao su. Đến hạn trả nợ mà ông vẫn không có tiền trả nên vay nóng bên ngoài. Trả nợ xong cho ngân hàng chưa kịp vay lại thì số nợ của ông đã tăng lên đến hơn 12 triệu.

Trước sự thúc ép của chủ nợ cũng như món nợ “lớn nhanh như dưa” ấy, ông đành phải cầm sổ đỏ để vay tiền ngân hàng trả nợ. Rồi cứ vậy, vay ngoài trả trong, vay trong trả ngoài, đến năm nay, ông buộc phải bán non 1ha cao su chuẩn bị thu hoạch, vốn liếng duy nhất còn lại của ông, trong vòng 6 năm để lấy 37 triệu đồng trả nợ, chưa kể số nợ mà sắp tới đây ông sẽ vay ngân hàng 30 triệu để trả. Một hecta cao su, nếu tự mình thu hoạch, mỗi năm ông Đô có ít nhất 50 triệu đồng, nhưng…

Thế cũng có nghĩa là bi kịch đang đến với ông Đô khi mà tới đây gần 10 con người trong gia đình chưa biết lấy gì để sống. Cách cuối cùng là gia hạn thời gian khai thác mủ cao su cho bên mua để lấy tiền và tiếp tục vòng xoáy vay -  trả cho đến khi mất hẳn vườn cao su và cái sổ đỏ…Trong đơn kêu cứu (có xác nhận của ban thôn), Điểu Cường ở thôn Sơn Trung (Đức Hạnh) liệt kê 14 khoản vay (từ năm 2007 đến nay) với tổng cộng 145 triệu.

Thế nhưng số tiền mà Điểu Cường phải trả là 400 triệu đồng. Trong đó, có những khoản mà Điểu Cường kê ra khiến người xem không khỏi té ngửa: 10 triệu đồng, sau 3 tháng phải trả 3 sào đất có giá hơn 50 triệu đồng… Cuối đơn Điểu Cường viết: “Tôi van xin cấp trên bán dùm đất cho tôi để trả nợ”. Mảnh đất mà Điểu Cường van xin bán dùm cũng là tài sản cuối cùng của ông. Nhưng ông không thể bán được vì sổ đỏ đã mang đi cầm cố. Từ một người có đầy đủ tư liệu sản xuất, Điểu Cường đã thành người vô sản. Bây giờ để có cái ăn, vợ con ông mỗi ngày nhận 3kg hạt điều về bóc lụa lấy 15 ngàn để nuôi 8 miệng người.

Rời nhà Điểu Cường tôi được giới thiệu sang nhà Điểu Giang, già làng Sơn Trung. Ông Giang tuy không vay tiền nhưng cũng “bỗng dưng” mất đất. Là người có uy tín nên ông Giang được mời làm chứng để cháu ông vay tiền. Hết thời hạn mà chủ nợ cho phép, cháu ông vẫn không có tiền trả nên chủ nợ đã lấy 1 ha điều của ông. “Vườn điều của tôi có giá khoảng 70 triệu nhưng được chủ nợ lấy để trừ khoản vay 10 triệu đồng của cháu ông cách đây 2 năm”, ông Giang xót xa.

Theo thống kê của UBND huyện Bù Gia Mập thì đến nay đã có 630 hộ đang “hành trình ngược về cái đói”. Bởi vườn điều, tư liệu sản xuất duy nhất của họ đã được bán non với giá rẻ hơn ít nhất 3 lần so với họ tự thu hoạch. Riêng thôn Bu Kroai, trong 72 hộ dân tộc thiểu số thì đã có đến 63 hộ "vô sản". 63 hộ này đều được Nhà nước cấp đất theo Chương trình 134, nhưng đến nay toàn bộ số đất đã cơ bản thuộc về các chủ nợ.

Vì đâu nên nỗi?

Có ý kiến cho rằng, đồng bào dân tộc thiểu số vì thấy người Kinh giàu có nên đua đòi vay nợ để mua sắm, ăn chơi. Nhưng nói như ông Trần Văn Thắng, Chánh văn phòng Thanh tra tỉnh Bình Phước, cũng là trưởng đoàn thanh tra tình trạng bán điều non ở tỉnh này, thì “Đấy chỉ là con số rất nhỏ. Vấn đề ở đây là người dân không có kế hoạch làm ăn, chi tiêu”.

Nói đến xứ điều cũng có nghĩa là nói đến vùng đất khô cằn. Ở đấy ngoài cây điều, loại cây duy nhất có thể đem lại nguồn lợi kinh tế đó là cao su. Nhưng với người nghèo thì việc trồng cao su quả là một ước mơ quá xa xỉ. Không phải đến bây giờ mà cách đây ít nhất 5 năm, tình trạng bán điều non đã xảy ra. Bởi mùa điều ư? Nói như ông Điểu Brum (thôn Sơn Trung) “chỉ có tiền được vài ngày thôi”. Khi mà hàng quán xuất hiện cũng là lúc đồng bào S’Tiêng biết đến nợ nần.

Nếu ngày trước, trong thời gian đợi đến mùa thu hoạch họ trèo rừng lội suối tìm cái ăn thì bây giờ họ cứ ra quán lấy, tất cả số nợ ấy hẹn mùa điều. Đến mùa điều may mắn lắm, trả nợ xong họ còn tiền để ăn uống trong vài ngày. Vậy nên họ dễ dàng trở thành “con nợ” khi có một biến cố dù rất nhỏ xảy đến. Điểu Đô, Điểu Brum, Điểu Kem (thôn Sơn Trung) và hàng trăm người khác đã trắng tay không vì họ tiêu xài phung phí mà vì những biến cố trong gia đình như tai nạn, ốm đau, cưới xin…

Tất cả, dù việc nhỏ nhất cần đến tiền họ đều phải đi vay. Nhưng họ không thể đi vay ngân hàng vì hầu hết đất đai của họ không có sổ đỏ. Còn nếu vay ở ngân hàng chính sách thì cũng chỉ là muối bỏ bể mà thôi chưa kể là các thủ tục vay không hề đơn giản.

Một lý do khác khiến hàng ngàn hộ dân ở Bình Phước tuột xuống dưới mức nghèo là ba năm liền (từ năm 2005 - 2008) cây điều thất thu. Nếu trước đó đến mùa điều, sau khi thanh toán xong nợ nần họ còn dư chút đỉnh, thì từ năm 2005 đến nay thu nhập của họ là con số âm. Và thế là cùng với “phong trào” bán điều non, “phong trào” cầm cố đất đã lan nhanh như đại dịch.

Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất cuối Đông Nam Bộ rơi vào tâm lốc. Ở đó, với bản chất hiền lành chất phác, đa phần mù chữ, đồng bào S’Tiêng đã bị những kẻ cơ hội cho vào tròng một cách dễ dàng như lấy đồ trong túi. Đau lòng hơn, dù đã và đang bị lợi dụng nhưng chưa bao giờ họ nghĩ như thế. Hàng ngàn con người ở đây vẫn cố tìm cách trả nợ để hi vọng có thể được vay tiếp.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm