| Hotline: 0983.970.780

Báo Nông nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác truyền thông với Thái Bình

Thứ Sáu 31/03/2017 , 10:27 (GMT+7)

Sáng nay (31/3), Báo Nông nghiệp Việt Nam làm việc với Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - Nguyễn Hồng Diên về việc tăng cường hợp tác truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

5 đột phá, 3 giải pháp trọng tâm

Thông qua buổi làm việc, hai bên đã nắm được tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Thái Bình, phục vụ cho công tác định hướng, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền trên báo Nông nghiệp Việt Nam hàng ngày, báo Nông nghiệp VIệt Nam điện tử nongnghiep.vn và các ấn phẩm của báo Nông nghiệp Việt Nam.

Hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng để tuyên truyền hiệu quả về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 30%. Thời gian qua, nông nghiệp Thái Bình cũng đã có chuyển động rất tích cực, năng suất cây trồng, vật nuôi đạt cao. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng đang đứng trước những thách thức mới.

Tỉnh Thái Bình xác định tập trung vào 5 đột phá để phát triển nông nghiệp. Thứ nhất là nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản giá trị cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ hai là hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao. Thứ ba là thu hút các doanh nghiệp công nghiệp vào lĩnh lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản, thuỷ sản, máy nông cụ và vật tư nông nghiệp. Thứ tư là quan tâm phát triển đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, tập trung vào các nghề quản trị trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Thứ 5 là tập trung vào đầu tư, khai thác du lịch trong nông nghiệp nông thôn (ví dụ như du lịch đồng quê, du lịch sinh thái tại huyện Vũ Thư rất hiệu quả).

Để thực hiện 5 đột phá trên, tỉnh đã đề ra 3 biện pháp trọng tâm. Một là phải rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, sau đó phân định rõ các vùng thâm canh tập trung: vùng chuyên lúa; vùng lúa xen màu; vùng chuyên màu và nuôi trồng thủy sản... Sau đó, tỉnh sẽ đầu tư xứng đáng cho giao thông thuỷ lợi nội đồng để đáp ứng theo quy hoạch mới và yêu cầu sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên cho biết: Hai bên cần sớm xây dựng quy chế phối hợp công tác tuyên truyền giữa hai bên.

Thứ hai là tích tụ đất đai, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ NN-PTNT và Thủ tướng Chính phủ, Thái Bình đã tìm ra được cơ chế tích tụ đất đai phù hợp với pháp luật hiện hành nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Cách làm là tỉnh vận động người dân tự nguyện uỷ quyền quyền sử dụng đất của mình cho chính quyền địa phương, sau đó UBND các xã sẽ ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê đất với thời hạn từ 20 năm trở lên. Đơn giá được tính bằng địa tô trung bình mà người nông dân thu được. Như vậy người dân không cần đầu tư sản xuất, nhưng vẫn thu được lợi nhuận phù hợp.

Thứ ba, tỉnh cần làm tốt công tác truyền thông. Việc này không thể làm trong một sớm một chiều, mà phải bền bỉ làm sao để người dân hiểu và tự giác ủng hộ chủ trương của tỉnh. Bởi mỗi cánh đồng có hàng ngàn hộ dân, bởi vậy không thể tránh khỏi một bộ phận nhỏ người dân không đồng tình. Tôi hi vọng, báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thái Bình để làm tốt công tác truyền thông về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
 

Sớm ban hành quy chế phối hợp giữa hai bên

Ông Nguyễn Mạnh Thường – Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Để báo Nông nghiệp Việt Nam làm tốt công tác tuyên truyền, đề nghị tỉnh UBND tỉnh Thái Bình tạo điều kiện cho Báo Nông nghiệp Việt Nam tác nghiệp thuận lợi, và mong muốn trên mặt báo Nông nghiệp Việt Nam hàng ngày và báo điện tử nongnghiep.vn có mật độ thông tin nhiều hơn về tỉnh Thái Bình.

Ông Nguyễn Mạnh Thường – Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam - khẳng định, sẵn sàng đẩy mạnh hơn nữa trong công tác tuyên truyền về tỉnh Thái Bình.

Trước mắt, báo sẽ tập trung vào vấn đề đầu tư cho nông nghiệp làm sao cho hiệu quả; vấn đề chuyển đổi nghề trong lao động nông thôn; xây dựng nông thôn mới; phổ biến, nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng chế, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hai bên cũng đã thống nhất sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái Bình; Sở NN-PTNT, Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình trong việc phổ biến báo Nông nghiệp Việt Nam đến các đơn vị trong ngành NN-PTNT và các xã xây dựng thông thôn mới tỉnh Thái Bình. Hoạt động trên góp phần giúp người dân và cán bộ NN-PTNT, cán bộ quản lý cập nhật, nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh Thái Bình...

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên cho biết, UBND tỉnh Thái Bình và Báo Nông nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng quy chế phối hợp trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền. Đặc biệt phải nhấn mạnh đến cơ chế thông tin hai chiều giữa tỉnh và cơ quan báo chí, đảm bảo phương châm chính xác, khách quan, xây dựng và hiệu quả.

“Thông qua lăng kính phản ánh, phản biện của Báo Nông nghiệp Việt Nam, tôi tin tưởng rằng nông dân sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt để ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời, những cơ chế, chính sách chưa phù hợp tiếp tục được lãnh đạo tỉnh nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để không ngừng phát triển, đáp ứng mong mỏi của người dân”, ông Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Hiện tại, có 5 tập đoàn lớn đang nghiên cứu và rót vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tập đoàn TH đã chính thức khởi công một dự án trồng rau củ quả hữu cơ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng. Họ tập trung vào lúa chất lượng cao xuất khẩu và rau màu hữu cơ. Ngoài sản xuất nông sản, Tập đoàn TH cũng đầu tư nhà máy ép dầu và nhà máy chế biến khoai tây xuất khẩu đi Nga.

Thứ hai là Tập đoàn Hoà Phát, từ hai năm nay doanh nghiệp này đầu tư vào Thái Bình trong lĩnh vực chăn nuôi. Họ đang có một trang trại nuôi bò Úc với quy mô 2 vạn con. Hiện tại, Hoà Phát đã đã xuất được 4 lứa với tổng đàn khoảng 1 vạn con, trong chuồng luôn có khoảng 8.000 con.  Ngoài ra, họ cũng đầu tư vào trang trại sản xuất lợn giống quy mô rất lớn, cung ứng cho các tỉnh, thành trong cả nước.

Thứ 3 là THACO, họ đề xuất thuê hàng ngàn hec ta đất để làm nhà máy sản xuất máy nông cụ, đồng thời hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời để sản xuất phân vi sinh; sản xuất gạo cho người ăn kiêng.

Mới đây, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cũng đã trao đổi với Cty Đồng Giao. Hi vọng qua đây, thì bộ mặt nông nghiệp của thái bình sẽ chuyển động mạnh mẽ. Doanh nghiệp sẽ là đầu tàu và các toa tàu là các hợp tác xã, tổ hợp tác để thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, phương thức quản lý và tạo dựng quan hệ sản xuất nông nghiệp phù hợp.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm