| Hotline: 0983.970.780

Đất

Bão táp

Thứ Hai 26/05/2014 , 09:35 (GMT+7)

Quyết định thu hồi 2.000 ha đất của UBND tỉnh Tây Xương để cho một tập đoàn công nghiệp nhẹ của nước ngoài thuê, thực sự là một cơn bão.

Cơn bão này đổ ập xuống bốn xã Tây Sơn, Tây Hà, Tây Thượng và Tây Hạ của huyện Tây Đằng, bởi 2.000 ha đất, tương đương với 20 cây số vuông, là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của bốn xã trên, cộng với toàn bộ thổ cư của 2 làng Tiên Mai, Bùi Đình thuộc xã Tây Sơn.

Điều đó có nghĩa là ngót 4 vạn nhân khẩu của 4 xã sẽ mất toàn bộ nguồn sống, và gần 500 hộ dân sẽ bị “nhổ” khỏi nơi chôn rau cắt rốn để di dời đến một nơi ở mới.

Không chỉ thế, hàng chục ha đất của một số xã khác cũng sẽ bị thu hồi theo để lấy đất làm hạ tầng, bố trí khu tái định cư cho cả người sống lẫn người chết. Vì ngoài việc tái định cư cho ngót 500 hộ người sống, còn phải xây cả nghĩa địa mới để dồn hàng ngàn ngôi mộ của 4 xã vào đó.

Thực ra, trước khi tờ quyết định chỉ chưa đầy 2 trang giấy khổ A4, nặng chưa đầy một phần trăm gram ấy từ tỉnh bay về đến huyện hàng năm, lãnh đạo huyện Tây Đằng đã biết tường tận chủ trương này của tỉnh. Còn lòng dân thì đã xôn xao, rúng động.

Nhưng lúc đó, do chưa được tiếp cận với thông tin đầy đủ nên người dân còn bán tín bán nghi, còn phập phồng hy vọng rằng việc thu hồi đất chỉ là tin đồn. Nhưng nay thì thật rồi. Như một tổ ong bị một con gấu lầm lũi tiến đến, thẳng tay lôi từng tảng mật ra, bầy ong thợ dẫu có lao vào phản công thì nọc ong cũng chẳng có nghĩa lý gì với gấu. Và con nào sau khi cắm được vòi vào thịt gấu thì cũng đứt ruột chết luôn. Nên chỉ phút chốc là cả bầy tan tác…

Nhận được quyết định thu hồi đất chính thức của tỉnh, Bí thư Huyện ủy Trần Hưng lập tức xuống 4 xã để nắm bắt tình hình. Trên đường về, lòng dạ ông như phải đeo hẳn một khối đá lớn do bị bầu không khí tang tóc, do những lời than vãn của người dân khắp 4 xã gieo vào. Và đi đến đâu trong 4 xã đó, ông cũng chỉ gặp toàn những gương mặt thất thần, hoảng loạn…

Biết tin ông đang ở UBND xã Tây Sơn, hàng trăm người dân trong xã đã kéo đến đòi gặp. Thấy Chủ tịch xã ra lệnh đóng cổng trụ sở, ông gạt đi:

- Không được làm thế. Cứ mời bà con vào đây.

Chỉ phút chốc, sân UBND xã chật cứng người. Hàng trăm câu hỏi cùng lúc được cất lên. Dù mỗi người diễn đạt một cách thì tựu trung lại thì vẫn là những vấn đề thiết yếu nhất:

- Mất hết đất, chúng tôi lấy gì để sống đây, ông Bí thư ơi.

- Đất đai, nhà cửa của chúng tôi là do tổ tiên để lại đã ngàn đời. Không có giặc, không có chiến tranh, sao lại đuổi chúng tôi? Đuổi, thì chúng tôi biết đi đâu? Ở đâu? Rồi còn mồ mả tổ tiên, ông bà, bố mẹ chúng tôi nữa, làm sao mang đi được?

- Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân là một chủ trương lớn của tỉnh. Xây dựng khu công nghiệp nhẹ ở đây cũng chính là để bà con địa phương có điều kiện nâng cao đời sống của mình. Ngoài chính sách chung, khi thu hồi đất, nhất định tỉnh sẽ có những giải pháp cụ thể để đảm bảo đời sống, ổn định nơi ăn chốn ở cho bà con. Xin bà con yên tâm, và hãy ủng hộ chủ trương của tỉnh…

Nhớ lại câu trả lời những người nông dân Tây Sơn đó, ông bỗng thấy xấu hổ với chính mình, vì nó sáo rỗng quá, chung chung, mơ hồ quá. Người dân sẽ “nâng cao đời sống” của mình bằng cách nào khi mà họ đã mất hết đất đai? Tây Sơn, Tây Hà, Tây Thượng, Tây Hạ thời trước được gọi bằng cái tên chung là "Tứ xã".

 2.000 ha đất của Tứ xã cách đây mấy chục năm vốn là đất vừa trũng vừa chua do nhiễm mặn, phần lớn chỉ cấy được một vụ, còn thì bỏ hoang hoặc trồng cói. Dân Tứ xã không mấy khi được biết mùi cơm hai bữa.

Đói khổ, nên gái Tứ xã nhao hết sang các vùng khác lấy chồng, còn thanh niên Tứ xã thì vô cùng khó khăn khi lấy vợ, bởi gái các vùng đã có câu ca, nghe như một lời thề rằng “Thà chăn thà gối lạnh lùng/Làm dâu Tứ xã, em không muốn làm”.

Từ ngày con đê bao ngăn biển được đắp, đồng đất được thau chua rửa mặn, biến thành đất hai lúa, dân Tứ xã như được hồi sinh. Và chỉ sau mấy chục vụ, đất Tứ xã đã trở thành đất “bờ xôi ruộng mật”, cho năng suất lúa cao nhất huyện.

Vốn là một kỹ sư nông nghiệp, làm việc ở Phòng Nông nghiệp huyện, lăn lộn trên đồng đất Tứ xã cả chục năm, Trần Hưng hiểu tận chân tơ kẽ tóc từng thửa đất ở 4 xã, và càng hiểu hơn rằng để có được diện mạo đồng ruộng như ngày nay, lượng mồ hôi của những người nông dân Tứ xã đã đổ ra lớn đến thế nào. Nay tất cả bỗng mất trắng.

Đành rằng thời buổi này, thu nhập từ thửa ruộng càng ngày càng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập của mỗi gia đình nông dân. Nhưng với họ, mảnh đất vẫn là máu là thịt, là thành lũy để họ nương náu trước những cơn phong ba của xã hội.

Đó là nói ở những địa phương khác, chứ còn với Tây Đằng, một huyện nghèo nhất của tỉnh Tây Xương, trên 90% dân số là nông dân, thì thu nhập từ mảnh ruộng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của mỗi gia đình. Nếu mất đất, với người nông dân nơi khác là đại họa thì với người nông dân Tây Đằng, mối đại họa đó càng lớn khi không còn đất cấy.

Nỗi lo chồng nỗi lo. Theo thông tin mà Trần Hưng nắm được, thì khu công nghiệp nhẹ được xây dựng trên đồng đất Tứ xã, khi đi vào hoạt động sẽ có hai trăm ngàn công nhân, nghĩa là xấp xỉ với dân số toàn huyện, làm việc trong đó. Với số lượng công nhân như vậy, bên cạnh cái được, khu công nghiệp cũng sẽ hút vào đó không biết bao nhiêu là tệ nạn xã hội, nào cờ bạc, rượu chè, nào đĩ điếm, nào ma túy… là nguyên nhân gây bất ổn về an ninh trật tự.

Trong hai mươi vạn công nhân đó, thì có đến bẩy, tám mươi phần trăm là nữ thanh niên. Chỉ sau vài năm là họ sẽ lấy chồng, và hàng vạn đứa trẻ sẽ ra đời. Hiện tại, rất nhiều trường trong huyện còn phải học hai, ba ca. Lúc đó thì nhà trẻ đâu? Nhà mẫu giáo đâu? Trường học đâu để đảm bảo cho các cháu được vui chơi, học hành?

Hạ tầng của huyện, dẫu so với vài chục năm trước đã khá hơn rất nhiều tuy còn kém xa các địa phương khác trong tỉnh, nhưng chỉ mấy năm nữa thôi là sẽ bị phá tan nát bởi hàng trăm chiếc xe tải lớn chở nguyên liệu vào, chở sản phẩm đi từ khu công nghiệp mỗi ngày.

Là người đứng đầu huyện, ông sẽ phải đối diện với tất cả những vấn đề đó, và sẽ phải trả lời tất cả những câu hỏi đó. Điều quan trọng hơn nữa là khi xây dựng khu công nghiệp, nhà đầu tư ngoại quốc kia sẽ đưa hàng vạn công nhân là nam giới trẻ từ nước họ sang.

Rồi đến khi khu công nghiệp vận hành, hàng vạn cán bộ kỹ thuật cũng là nam giới trẻ sẽ được họ đưa sang tiếp. Những công nhân, kỹ thuật viên đó của họ sẽ lấy vợ người địa phương, lấy công nhân nữ của ta, sẽ “mọc rễ” ở đó.

Và sẽ hình thành những làng ngoại quốc có nếp sống riêng, phong tục tập quán riêng, nội bất xuất ngoại bất nhập ngay giữa huyện, việc quản lý sẽ vô cùng phức tạp, bởi pháp luật của ta sẽ bị chặn đứng bên ngoài bức tường của những ngôi nhà đó… (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Bình luận mới nhất