| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn các loài lan quý

Thứ Năm 05/03/2015 , 09:45 (GMT+7)

Năm 2014, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN Hải Dương) triển khai đề tài "Sưu tầm, tuyển chọn, xây dựng mô hình duy trì, lưu giữ và phát triển hoa lan trên địa bàn tỉnh".

Để thực hiện đề tài hiệu quả, trung tâm đã sửa chữa, cải tạo nhà lưới cấp 2 trên diện tích 250 m2, dạng nhà lưới thiết kế cho trồng lan của một số nhà vườn, trong đó có khung treo giò lan nhiều tầng, mái che và lưới cắt giảm ánh sáng di động, có hệ thống phun mưa để giữ ẩm cho cây.

Sưu tầm, tuyển chọn, lưu giữ một số giống lan quý và có giá trị cao như: Lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea); lan Hoàng Hậu (Cattleya), lan Giáng Hương (Aerides), lan Phi Điệp (Giả Hạc), lan Thủy Tiên (Lan Kiều), Lan Dendrobium công nghiệp, mỗi loại 10 giò.

Trung tâm cũng đã thực hiện nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật lan Đai Châu, lan Dendrobium lai tạo, lan Phi Điệp từ 100 - 200 bình. Xây dựng mô hình SX lan thương phẩm với quy mô 3.000 cây gồm lan Đai Châu, lan Hoàng Hậu (Cát Lan), lan Dendrobium công nghiệp, lan Phi Điệp.

Trung tâm đã tiếp nhận 3 quy trình nhân giống, công nghệ lưu giữ, nhân giống một số loại hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật từ đơn vị chuyển giao. Tiếp nhận quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cho lan giống trong vườn ươm (sau khi đưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô) từ đơn vị chuyển giao.

Thực hiện cải tạo nhà lưới cấp 2 thiết kế cho trồng lan dựa trên thiết kế nhà lưới của một số nhà vườn như đầu tư lắp đặt hệ thống lưới đen cắt ánh sáng, giảm ánh sáng 50% toàn bộ diện tích. Ngoài ra còn sử dụng một phần diện tích có lưới cắt ánh sáng di động (lớp 2).

Đầu tư lắp đặt mái che nilon trên mái vòm, với diện tích 135 m2. Lắp đặt giàn giá treo lan, trong đó có khung treo giò lan nhiều tầng. Dựng khung, lắp đặt lưới B40 làm hàng rào bảo vệ cùng hệ thống cửa ra vào. Sử dụng bơm áp lực để tưới hoặc phun mưa giữ ẩm cho cây lan.

Các giống lan thương phẩm sau khi đưa về được các cán bộ của trung tâm sử dụng dụng cụ chuyên dụng để gắn lên bảng dớn, gỗ lũa và trồng vào chậu. Kỹ thuật trồng, chăm sóc áp dụng theo quy trình của Viện Sinh học nông nghiệp.

Hiện tại các giống lan trưởng thành đều sinh trưởng phát triển phù hợp trong điều kiện nhà lưới cấp 2 tại trung tâm. Tuy nhiên có 4 giò lan Giáng Hương và 2 giò lan Phi Điệp phát triển kém, do khi di chuyển các giò lan trưởng thành vào nhà lưới cấp 1 tránh bão đã đập vào nhau, ảnh hưởng đến lá và bộ rễ của cây.

Mặt khác, khi bão qua, thời tiết đột ngột nắng nóng làm cho cây bị va đập hồi phục kém, sinh trưởng chậm. Trong các giống lan, lan Phi Điệp và lan Long Tu phát sinh chồi (key) mới mạnh nhất (8 - 8,5 chồi mới/giò). Bản chất các giống lan đều là lan rừng nên có sức sống tốt. Tỷ lệ sống tương đối cao, từ 85 - 99,8%. Lan Đai Châu là loài lan đơn thân nên không phát sinh chồi mới.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm của mẫu cấy như môi trường cấy có đảm bảo vô trùng hay không, thao tác cấy, mức độ tiệt trùng của mẫu cấy và dụng cụ cấy, điều kiện thời tiết, khí hậu… Vì trong quá trình vận chuyển các bình gốc từ nơi cung cấp đã xảy ra va đập, xô đẩy chai lọ, nút bông nên một vài bình gốc bị tạp nhiễm mà mắt thường không phát hiện ra.

Cây ngoài vườn ươm chủ yếu bị chết giai đoạn mới đưa về từ 1 - 2 tháng đầu. Giai đoạn này cây còn nhỏ đang thích nghi dần với điều kiện môi trường bị thay đổi. Giai đoạn sau cây đã thích nghi với điều kiện sống mới và bắt đầu ra rễ để lấy chất dinh dưỡng nên cây khỏe mạnh và giảm tỷ lệ chết.

Riêng lan Phi Điệp giai đoạn đầu tỷ lệ chết ít hơn giai đoạn sau vì thời gian đầu mới bắn cây con lên bảng dớn, cây vẫn còn chất dinh dưỡng dự trữ, nhưng về sau khi rễ cũ dần héo đi, nếu cây không ra rễ mới để lấy được thức ăn thì sẽ khô héo và chết.

Với những kết quả khả quan, đề tài góp phần bảo tồn nguồn gen, nhân nhanh mô hình SX lan bản địa thương phẩm; hằng năm tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định, thúc đẩy phong trào chơi hoa, cây cảnh của người dân Hải Dương.

Hiện tại, trong phòng thí nghiệm của trung tâm có 80 bình Dendrobium lai tạo, 160 bình Phi Điệp, 220 bình Đai Châu nuôi cấy mô (đã đưa ra ngoài vườn ươm 1.000 cây lan Đai Châu, 1.000 cây lan Dendrobium và 500 cây lan Phi Điệp nuôi cấy mô). Tỷ lệ sống của các giống lan ngoài vườn ươm tương đối cao. Cao nhất là lan Đai Châu đạt 96,0%, lan Phi Điệp đạt 93,9%, lan Dendrobium có tỷ lệ sống thấp nhất, 82,8%.

Các giống lan được nuôi cấy trong điều kiện có cường độ chiếu sáng 2.000 lux trên nền môi trường VW. Với điều kiện nuôi cấy như vậy lan phát triển khỏe mạnh, thân mập nhưng tăng trưởng chiều cao thân của các giống thì khác nhau.

Lan Phi Điệp có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân nhanh nhất. Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai, cây lan Phi Điệp tăng 0,9 cm, trong khi đó lan Dendrobium tăng 0,3 cm còn lan Đai Châu tăng 0,1 cm. Từ tháng thứ hai đến tháng thứ ba, tốc độ tăng trưởng của lan Phi Điệp, Dendrobium, Đai Châu lần lượt là 2,1 cm; 1,9 cm; 0,07 cm.

Lan Phi Điệp có thân cao nhất, tiếp đến là lan Dendrobium và thấp nhất là lan Đai Châu. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh học của từng giống lan. Càng về sau tốc độ tăng trưởng chiều cao thân của lan Đai Châu càng thấp, còn lan Phi Điệp và lan Dendrobium càng tăng.

Lan Đai Châu có lá dày nhất, dài nhất và to nhất nhưng chiều cao thân lại thấp nhất. Lan Dendrobium và Phi Điệp có thân cao hơn lan Đai Châu nhưng kích thước và chiều dài lá nhỏ hơn. Lá của lan Phi Điệp có màu xanh sẫm hơn lá của lan Dendrobium. Tốc độ tăng trưởng về số lượng lá tháng thứ nhất của lan Đai Châu chậm nhất, lan Phi Điệp và Dendrobium tương đương nhau và cao hơn lan Đai Châu.

Những tháng tiếp theo tốc độ tăng trưởng số lá các giống lan khác nhau. Lan Phi Điệp tăng nhanh nhất, tiếp đến lan Dendrobium, sau cùng là lan Đai Châu. Đối với lan Đai Châu từ tháng thứ ba đến tháng thứ tư không tăng thêm số lá mới nào mà tập trung phát triển về chiều dài và chiều rộng của lá.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm