| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn giống gà Tiên Yên

Thứ Tư 30/10/2013 , 10:50 (GMT+7)

Đến với Tiên Yên (Quảng Ninh), ai cũng ao ước một lần được thưởng thức món thịt gà đã nổi tiếng từ lâu bởi thịt gà Tiên Yên có mùi vị thơm ngọt đặc biệt...

Đến với Tiên Yên (Quảng Ninh), ai cũng ao ước một lần được thưởng thức món thịt gà đã nổi tiếng từ lâu bởi thịt gà Tiên Yên có mùi vị thơm ngọt đặc biệt, da gà Tiên Yên không chỉ vàng mọng như thoa nghệ mà còn rất dày, khi thưởng thức có cảm giác rất giòn và vị ngọt lan tỏa khó quên.

Nhưng ít ai biết rằng để bảo tồn và phát triển giống gà quý này, ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Tài Tùng, xã Yên Than (Tiên Yên) đã phải khổ công như thế nào.

Trước đây khi tỉnh Quảng Ninh chưa có chủ trương xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương thì phương thức chăn thả gà Tiên Yên của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Đồng thời, việc chăn thả tự phát dẫn tới nguy cơ mai một giống gà là rất lớn.


Ông Bình giới thiệu máy ấp trứng gà Tiên Yên

Ông Bình cho biết, trước thực trạng như vậy, ông đã có trăn trở suy nghĩ, tại sao giống gà quê mình có giá trị cao như vậy lại không ai đầu tư để bảo tồn và phát triển.

Đưa ý tưởng ra để bàn với gia đình, những tưởng vợ con sẽ ủng hộ nhưng cả nhà tập trung phản đối kịch liệt cho rằng không khả thi. Nhưng với quyết tâm và trách nhiệm bảo tồn giống gà quê hương, bỏ qua phản đối từ gia đình, ông đã bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình.

Ông Bình đến từng thôn bản, vào từng hộ gia đình để gom góp, lựa chọn những con gà Tiên Yên tốt nhất đem về nhân giống. Sau bao ngày lặn lội vất vả, ông đã thu gom được 600 con gà mái và 60 con gà trống. Gà đẻ lứa trứng đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm nên khi đưa 600 quả trứng vào máy ấp thì trứng bị hỏng mất một nửa. Khi đưa gà vào úm, gà tiếp tục chết gần hết.

Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại đầu tiên là do chưa nắm chắc kiến thức khoa học kỹ thuật, nhiều hôm ông đã phải thức trắng đêm vào các trang mạng hướng dẫn chăn nuôi gà để nghiên cứu; thậm chí ông đã phải cất công lên tận tỉnh Bắc Giang để học tập kỹ thuật và học cách thức quản lý trang trại từ các mô hình nuôi gà nổi tiếng của tỉnh bạn.

Khi gà chết vì bệnh dịch, ông lại cất công vào tận Chi cục Thú y tỉnh để học hỏi cách thức phòng dịch cho gà. Ông Bình kể: "Học không bằng hành, tôi chạy ra chợ Hạ Long mua 1 con gà còn sống, sau đó đem đến Chi cục Thú y nhờ các kỹ sư hướng dẫn cách tiêm phòng dịch cho gà bằng cách thực hành ngay trên chính con gà tôi mua ở chợ, nhờ vậy bây giờ tôi có thể tự tiêm gà một cách thuần thục như một chuyên gia thực thụ".

Với tâm huyết và công sức bỏ ra, đến nay ông đã xuất chuồng 13 nghìn con gà giống đã được tiêm phòng dịch cẩn thận cho các hộ nuôi thương phẩm trên địa bàn, được bà con đánh giá cao về chất lượng.

Với giá bán hiện nay mỗi con giống có giá từ 40- 50 nghìn đồng, trừ chi phí cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với số thu đầu ban đầu từ gà giống, ông quay lại đầu tư xây chuồng để nuôi thương phẩm, đến nay trang trại của ông đã phát triển lên 1,2 nghìn con gà mái đẻ và trên 2 nghìn con gà thương phẩm. Với giá hiện nay từ 180 - 200 nghìn đồng/kg, mỗi năm cũng cho nguồn thu đáng kể.

Chia sẻ về dự định trong năm tới, ông Bình cho biết, trang trại của ông sẻ mở rộng thêm 2 nghìn con gà mái đẻ, duy trì thường xuyên 4 nghìn con gà thương phẩm, phấn đấu mỗi năm cung ứng ra thị trường 30 nghìn gà giống.

Ngoài ra, ông dự định sẽ liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện để hình thành lên chuỗi các trang trại vệ tinh chuyên sản xuất gà thương phẩm với số lượng lớn. Đặc biệt nếu được sự hỗ trợ vay vốn của ngân hàng, ông sẽ đầu tư xây dựng cửa hàng tại trung tâm huyện để giới thiệu thương hiệu gà Tiên Yên và làm đầu mối tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn toàn huyện.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm