| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Núi Chúa

Thứ Ba 16/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Hoạt động bảo tồn rùa biển tại VQG Núi Chúa chủ yếu phải dựa vào cộng đồng địa phương vì thiếu kinh phí.

Rùa Xanh, một trong những loài rùa quý hiếm bò lên bờ đẻ trứng tại VQG Núi Chúa

VQG Núi Chúa (Ninh Thuận) vốn trước đây là Khu BTTN có diện tích tự nhiên 22.513 ha. Năm 2003 với quyết định nâng cấp lên thành VQG, phạm vi bảo tồn được mở rộng thêm với 7.352ha của hợp phần biển. Đặc biệt tại hai thôn Thái An và Vĩnh Hy (Vĩnh Hải, Ninh Hải) có nhiều bãi cát lớn, rùa biển thường bò lên đẻ trứng khá nhiều.

Để bảo vệ rùa biển vào mùa sinh sản, năm 2004 dự án bảo vệ rùa biển được triển khai bởi Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) Nhật Bản và WWF Chương trình Đông Dương. Ông Thiên Sanh Quận, PGĐ VQG Núi Chúa cho biết: Việc thực hiện bảo tồn tập trung vào các bãi Móng Tay, bãi Ngang và bãi Thịt có chiều dài bờ biển 3,1km. Chúng tôi duy trì hai trạm bảo vệ rùa với sự tham gia của cộng đồng địa phương, đội tình nguyện viên gồm 8 người. Công tác bảo vệ được thực hiện trên cơ sở dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên do nguồn kinh phí trong ba năm từ 2005 – 2007 quá thấp, nên khả năng duy trì hoạt động bảo tồn rùa biển không hề dễ dàng.

Điều đáng lo ngại là hiện nay tình trạng rùa bò lên bãi rất ít so với những năm trước. Nếu năm 2005 có 38 lượt rùa biển bò lên bãi đẻ trứng, năm 2006 là 58 lượt thì từ đầu năm 2008 đến nay mới chỉ có 8 lượt. Mặc dù chưa hết năm nhưng theo các cán bộ kỹ thuật của vườn thì rùa bò lên bãi để tìm nơi đẻ trứng tập trung chủ yếu từ tháng 6 – 10 hàng năm, nhưng đến thời điểm này lượng rùa biển tìm lên bãi đẻ trứng ít là điều bất thường. Thông thường mỗi lần một con rùa đẻ trứng từ 70 – 130 quả, tỷ lệ trứng nở đạt trên 80%. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, sau khi rùa con về với biển cả, tỷ lệ rùa tồn tại và trưởng thành rất thấp, cứ 1.000 con rùa con thì chỉ có 1 con trưởng thành, số còn lại làm mồi cho các loài thủy sinh khác.

Theo ông Quận, VQG Núi Chúa không có biên chế và kinh phí bảo tồn phần diện tích trên biển, trong khi nguồn hỗ trợ của WWF rất hạn chế nên hoạt động bảo tồn chỉ biết dựa vào cộng đồng địa phương. Trạm bảo tồn đặt xa khu dân cư, đi lại khó khăn, phương tiện thông tin liên lạc, hỗ trợ cho đội tình nguyện viên thấp. Bên cạnh đó khu vực rùa lên đẻ trứng có nhiều rau câu và rong sụn cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của rùa do ngư dân thường vào đây khai thác.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm