| Hotline: 0983.970.780

Bảo Yên (Lào Cai): Trồng rừng vượt 150% kế hoạch

Thứ Bảy 02/02/2019 , 09:05 (GMT+7)

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Bảo Yên đạt 12,5%. Trong đó, sản xuất nông – lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao từng bước được áp dụng vào sản xuất. Mỗi năm, địa phương này trồng mới từ 2.500 – 2.750ha rừng, vượt 150% kế hoạch tỉnh Lào Cai giao.

Cơ cấu kinh tế huyện Bảo Yên hằng năm đều chuyển dịch theo hướng tích cực , tăng tỷ trọng thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Tỷ lệ đói nghèo năm 2018 của huyện này giảm còn 17,16%, giảm 9,24% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,43 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015.

12-55-21_1
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh kiểm tra SXNN tại huyện Bảo Yên

Trong năm 2018, Bảo Yên tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị canh tác, trong đó lựa chọn sản xuất 5 loại cây trồng chính (Quế 17.150/25.000 ha; chè chất lượng cao 500/300 ha trong tổng số 706 ha; Hồng không hạt Bảo Hà 50/300 ha; Cây sả lấy tinh dầu 100/500 ha; cây dâu tằm 102/300 ha) và 3 loại vật nuôi (Trâu Bảo Yên 20.000 con; gà đồi 500.000 con, Vịt bầu Nghĩa Đô 85.000 con). Năm 2018, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 45.664 tấn, tăng 3.017 tấn so với năm 2015.

Riêng về phát triển lâm nghiệp, mỗi năm huyện này trồng mới từ 2.500 – 2.750 ha rừng vượt 150% kế hoạch tỉnh Lào Cai giao. Địa phương này thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư vào địa bàn, tăng cường chế biến sâu các sản phẩm nông lâm nghiệp của huyện như quế, sả, chè... Đầu tư mở rộng Đền Bảo Hà, tăng cường đổi mới hình thức thu tiền công đức, thu hút du lịch làng bản, du lịch văn hóa để nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Bảo Yên năm 2018 đạt 94,8 tỷ đồng, đạt 116,62% kế hoạch. Nếu tính cả thu từ di tích đạt 40 tỷ đồng, thì thu ngân sách trên địa bàn đạt 134,8 tỷ đồng, vượt gấp đôi so với mục tiêu.

Hết 2018 toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Mục tiêu trước đó, đến hết năm 2020, Bảo Yên sẽ có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Về văn hóa xã hội, Bảo Yên luôn duy trì và phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy và học; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo. Văn hóa thể dục thể thao phát huy được bản sắc văn hóa và chăn lo các phong trào cho nhân dân, khôi phục được di tích đền Nghĩa Đô, Long Khánh, Kim Sơn.

Quốc phòng, an ninh được củng cố tăng cường. Tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Các tai, tệ nạn xã hội khác cũng từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi, an ninh nông thôn được đảm bảo, công tác tôn giáo được quản lý tốt. Tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2018, đạt loại giỏi.

Năm 2019, Bảo Yên sẽ tăng cường công tác dự đoán, dự báo tình hình để vận dụng vào điều kiện thực tế của huyện, của từng địa phương, ngành, lĩnh vực để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2019.

12-55-21_2
Nghề bóc ván ép ở Bảo Yên

Tiếp tục thực hiện đồng bộ 4 chương trình, 16 đề án trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và Nghị quyết HĐND huyện gắn với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019. Phấn đấu hoàn thành và đạt trên 90% các mục tiêu Đại hội.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc: các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XII; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuyên đề năm 2019: ”Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tập trung chỉ đạo phát triển SXNN hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện đã lựa chọn: 5 cây (cây quế, chè, hồng không hạt, sả và dâu tằm), 3 con (con trâu, gà đồi và vịt bầu). Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của huyện, đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm